Mô hình luân canh dưa hấu trên chân ruộng lúa
Huỳnh Văn Sáng, ấp Bình Thành, xã Bình Phú, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang.
Anh Huỳnh Văn Sáng vốn quê ở xã Bình Nhì, huyện Gò Công Tây tỉnh Tiền Giang, nhưng sau khi lập gia đình thì chuyển về sinh sống ở ấp Bình Thành xã Bình Phú, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. Gia đình anh vốn theo nghề nông nên từ thuở nhỏ anh đã có khá nhiều kinh nghiệm trong việc trồng cây rau, màu chân ruộng. Trước đây, ở ấp Bình Thành bà con chỉ quen trồng lúa, một phần diện tích trồng cây ăn trái, nhưng do trồng cây ăn trái đòi hỏi vốn đầu tư cao, còn trồng lúa lại thường chỉ đạt năng suất thấp.
Vì vậy, nhiều bà con đã chuyển sang trồng rau màu như đậu , cà, ớt… nhưng do gía cả các loại rau này không cao nên thu lãi thấp, chỉ tạm đủ để trang trải cho cuộc sống. Sau khi xem xét và tham khảo bàn bacï ý kiến với nhiều người, anh Sáng nhận thấy về mặt thổ nhưỡng, vùng đất canh tác của gia đình anh hoàn toàn có thể trồng được dưa hấu. Chính vì thế, anh quyết định trồng thử nghiệm giống dưa hấu Hắc Mỹ Nhân luân canh với cây lúa. Giống dưa này có thời gian sinh trưởng ngắn chỉ 55 ngày lại trồng được quanh năm, hương vị rất ngon ngọt nên thị trường thường ưa chuộng.
Vào giữa năm 2002, anh trồng 1 ha. Về kỹ thuật trồng, ở khâu làm đất, anh lên luống rộng 60cm, cao 20cm, bề ngang líp tính từ chân luống là 4m, lổ cách lổ là 3,8 cm, mỗi lổ chỉ gieo một hạt. Để giảm sâu bệnh và cỏ dại anh dùng màng phủ nông nghiệp trải trên mặt luống. Khi bón phân thì chia làm 3 đợt: đợt đầu dùng hỗn hợp phân hữu cơ vi sinh cộng với phân lân bón lót cho dưa phát triển bộ rễ, đợt 2 dùng phân N.P.K 16-16-8 bón thúc cho dưa đâm chồi phát triển nhanh và đợt 3 thì dùng N.P.K 20-20-15 cộng với kali bón cho dưa trái to, đẹp, chắc ruột hương vị ngon ngọt và bảo quản được lâu.
Ở khâu phòng trị sâu bệnh, để đối phó với nạn sâu đất, dế hay cắn phá cây con anh Sáng dùng Vibasu 10h rải theo luống, còn để trừ nhện đỏ và sâu sẽ bùa anh sử dụng thuốc trừ sâu Vertimec để phòng trị. Khi thấy ruộng dưa xuất hiện nhiều sâu tơ, sâu xanh, sâu ăn tạp thì mua thay đổi các loại thuốc trừ sâu như Perasus, Ataron hoặc viBT … để phòng trị. Theo kinh nghiệm của anh, đối với các bệnh hại như lỡ cổ rễ, nứt dây, phấn trắng, mốc sương, thán thư anh thì dùng các thuốc như ridomil, Alette…Còn riêng với bệnh đốm lá, rỉ sắt thường gây hại làm giảm năng suất của ruộng dưa thì anh dùng Anvil 5SC phun lên lá để phòng trị.
Theo anh, việc phun thuốc Anvil 5SC còn giúp cây dưa hấu giữ được bộ lá xanh tốt đến tận gốc nhằm tăng cường sự quang hợp và có thể giúp tăng năng suất lên đến 30%. Về kinh nghiệp sử dụng phân bón lá, anh cho rằng nếu dùng phân bón lá Bioted DH cộng với Super Grow số 1 để phun thì sẽ giúp cây phát triển tốt, sớm thu hoạch. Không những luôn chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh và bón phân hợp lý để giữ ruộng dưa xanh tốt, anh Huỳnh văn Sáng còn triệt để tuân thủ giữ thời gian cách ly nhằm khi thu hoạch bảo đảm an toàn cho người sử dụng.
Chính vì vậy nên ruộng dưa của gia đình anh luôn được thương lái mua với giá cao. Vụ dưa hấu đầu, sau 2 tháng anh đã thu hoạch với năng suất trên 2 tấn/ha với giá bán tại ruộng là 2500 đồng/ 1kg, thu được gần 60 triệu đồng, sau khi trừ đi mọi chi phí cho cả vụ anh lãi hơn 49 triệu đồng. So với trồng lúa thì ruộng dưa hấu đã giúp anh thu lãi hơn gấp 7-8 lần.
Thấy việc trồng dưa hấu của gia đình anh Sáng thu lãi cao, rất nhiều bà con nông dân trong vùng đã tìm đếân học hỏi kinh nghiệm của anh để học cách luân canh cây dưa hấu trên ruộng lúa. Không chút dấu nghề, anh đã rất tận tình truyền đạt những kinh nghiệm của anh cho bà con xung quanh làm theo. Và, đến cuối năm 2002 anh tiếp tục mở rộng diện tích trồng dưa lên 1,5 hecta cũng với biện pháp canh tác kĩ thuật như vụ trước, vụ dưa này anh đạt năng suất hơn 20 tấn một hecta, nhưng do gía dưa có hơi giảm, chỉ được 2.200 đồng/kg, nhưng do diện tích tăng nên cuối vụ, sau khi trừ mọi chi phí cho 1,5 hecta anh vẫn thu lãi gần 60 triệu đồng . Như vậy, chỉ trong vòng nửa năm, với 2 vụ dưa hấu, anh Sáng đã thu lãi tổng cộng hơn 100 triệu đồng.
Đầu năm 2003, anh Sáng cùng nhiều bà con khác trong vùng tiếp tục xuống giống vụ dưa thứ ba. Đợt này anh trồng gần 2 hecta, thời tiết thuận lợi, kết qủa thật mỹ mãn, năng suất ruộng dưa đã đạt trên 29 tấn/ 1 ha. Với giá dưa là 2400 đồng/1kg sau khi trừ đi mọi chi phí, chỉ vụ dưa này anh đã thu lãi gần 80 triệu đồng. Điều đáng quan tâm là với cách làm của anh đã giúp nhiều bà con nông dân quanh vùng mạnh dạn mở rộng diện tích trồng dưa, vừa luân canh trên chân ruộng lúa, vừa tăng thu nhập đáng kể giúp nhiều người thoát được cảnh đói nghèo. Anh Huỳnh Văn Sáng là được địa phương đánh gía là nông dân không những giỏi về trồng rau, lúa mà còn giúp nhiều người khác có thể đổi đời, từ nghèo khó, vươn lên làm giàu với mô hình trồng dưa hấu trên chân ruộng lúa.
Đài Tiếng nói Nhân dân Tp Hồ Chí Minh |