Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Nông dân thành đạt

Tre lục trúc

Võ Tuấn Sinh, ấp 1, xã Phước Vĩnh An, huyện Củ Chi.

Hiện nay, không chỉ bà con nông đần huyện Củ Chi TPHCM mà rất nhiều bà con ở các tỉnh phía Nam đều biết đến vườn tre Lục Trúc của gia đình anh Võ Tuấn Si anh ở ấp 1, xã Phước Vĩnh An. Năm năm trước đây, với 4 công lúa nước và 7 công vườn tạp, đất bạc màu, lúa thất, vườn cây trái xác xơ. Hai vợ chồng vất vã lắm cũng không đủ nuôi 5 đứa con. Bốn công ruộng vụ nào trúng cũng chỉ thu được 30 giạ lúa, còn đất vườn trồng rau màu thì vừa năng suất thấp vừa rớt giá, mức thu nhập hằng tháng của cả gia đình chỉ được khoảng 400.000đ, nhưng cũng khi có khi không.

Cảnh nhà cử luôn thiếu trước hụt sau. Làm thế nào để gia đình không lâm cảnh đói nghèo luôn là câu hỏi thôi thúc, buộc anh Sinh phải kiếm giải pháp tăng thêm thu nhập. Chính vì vậy nên anh đã thường xuyên đến trạm Khuyến nông huyện Củ Chi để tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật chắn nuôi, trồng trọt với mong muốn có thể chuyển đổi cây trồng, vật nuôi. Anh luôn có mặt trong các buổi tham quan, học tập những mô hình làm ăn có hiệu quả do trung tâm tổ chức để mở rộng tầm nhìn. Anh cũng thường xuyên nghe Đài, đọc báo để tìm kiếm một 1 mô hình thích hợp với điều kiện canh tác của gia đình mình.

Cuối năm 1999, khi được Trung tâm chuyển giao Khoa học Kỹ thuật và Khuyến nông TP hỗ trợ 100 cây giống tre lấy măng Lục Trúc có xuất xứ từ Đài Loan và được Quỹ hỗ trợ nông dân nghèo huyện Củ Chi giúp đỡ 2.500.000 đồng để đầu tư phân bón. Anh đã nhận, nhưng lại rất phân vân vì không biết việc trồng giống tre mới này có thể giúp gia đình thoát nghèo không.

Tuy nhiên, nghĩ đi rồi tính lai, anh Sinh nhận thấy vùng đất Củ Chi xưa nay nổi tiếng về Tre, Trúc, riêng mảnh vườn của gia đình anh quả thật là đất gò xơ xác bạc màu, ngoài Tre, Trúc ra chắc khó thể tìm được giống cây nào khác cho hiệu quả cao được Thế là anh cần cù siêng năng chăm sóc, thực hiện đúng theo sự hướng đẫn kỹ thuật của cán bộ khuyến nông.

Trong 6 tháng đầu, anh trồng xen 1 vụ bắp và 1 vụ đậu, chăn nuôi thêm gà thả vườn, tận dụng phế phẩm nông nghiệp sẵn có tại địa phương như đây đậu khô để ủ vào gốc tre, vừa giúp tăng lượng phân bón và giữ độ ẩm. Thật không ngờ, sau l năm trồng, 100 bụi “Lục trúc Đài Loan” phát triển nhanh theo cấp số nhân. Chỉ từ 1 cây giống ban đầu đã nhảy bụi thành 10 đến 20 cây. Măng tre lại có đặc điểm ăn sống rất dòn ngọt, không đắng như nhiều loại tre khác.

Tiếng tốt đồn xa, thế là hàng ngày nhiều bà con nông dân đã đến tham quan và hỏi mua cây giống. Thông tin về giống tre lấy măng được truyền đến các nơi, khách tham quan và hỏi mua giống ngày càng đông, rất nhiều người ở thật xa như các tỉnh miền trung cũng tìm đến để nhìn tận mắt vườn tre đang lên xanh mướt.

Với kinh nghiệm có được về giống Tre mới, năm 2001 anh Sinh đã nhân và bán được 5.000 cây giống, năm 2002 lượng cây giống bán ra tăng lên 10.000 cây, với giá bán 15.000 đ/cây anh đã thu về được 100.000.000 đồng. Thấy cây Tre phát triển tốt trên đất gò, anh đã không ngần ngại mở rộng diện tích trồng "Lục trúc Đài Loan'' trên phần đất 2000m2 còn lại, song song đó anh bắt đầu tìm kiếm thêm nhiều giống tre khác để xây dựng bộ sưu tập về tre. Bây giờ Vườn tre sưu tập của gia đình anh đã có khoảng 3.000 gốc với nhiều giống khác nhau như: tre Mạnh Tông, tre Tàu, tre Bát Độ, Điền Trúc, Ma Trúc, Trúc Nứa, trúc Đá, Tầm vông, tre gai, Trãi … và một số loại tre kiểng. Năm 2002, anh tiếp tục cung cấp tre giống cho những người có nhu cầu là 13.000 cây, thu được 120.000.000 đồng.

Được sự hỗ trợ của trung tâm Khuyến nông TP vườn sưu tập tre của gia đình anh luôn tham dự các phiên chợ giống cây trồng của TP HCM cũng như các tỉnh thành. Thật không ngờ, gian hàng trưng bày tre lục trúc luôn được rất đông bà con nông dân đến tham quan, tìm hiểu và bao giờ cây giống mang đến phiên chợ cũng không đủ bán. 6 tháng đầu năm 2003, anh Sinh đã cung cấp hơn 7.000 cây giống cho các nơi, thu về hơn 100 triệu đồng và đang còn nhiều hợp đồng đặt mua cây giống trong những tháng tới. Ba năm qua, vườn tre lục trúc nay đã vươn cao, xanh tốt. Ngoài việc chiết nhánh bán giống, hiện nay, anh Sinh cũng đã bắt đầu cắt măng để bán, bình quân mỗi ngày 15kg, thu được khoảng 100.000 đồng.

Theo anh Sinh, việc trồng Tre ít sử dụng thuốc trừ sâu, cũng chăm sóc nhẹ, cây tre dễ trồng, không kén đất, nếu chăm sóc tốt, cây sẽ phát triển rất nhanh. Vườn tre phát triển, thu nhập gia đình tăng nhanh. Anh Sinh đã xây mới ngôi nhà và mua sắm đầy đủ các tiện nghi sinh hoạt cho gia đình, cho các con ăn học và luôn sẵn sàng giúp đỡ các hộ nghèo khác trong ấp về cây giống cũng như kỹ thuật để họ trở thành các vệ tinh cùng sản xuất Tre giống cung cấp cho các nơi khác. Với thành tích của mình, anh Võ Tuấn Sinh đã nhận được nhiều bằng khen, giấy khen của địa phương và nhiều lần báo cáo điển hình cấp thành phố.

Đài Tiếng nói Nhân dân Tp Hồ Chí Minh

 

 


° Các tin khác
• Mô hình trồng cây ăn trái
• Mô hình cải tạo vườn tạp
• Tuổi cao vẫn làm ruộng giỏi
• Mô hình trồng rau muống lấy hạt_dưa leo_bắp lai
• Người thương binh có cách làm giàu đa dạng
• Trồng khoai môn cho thu nhập 75 triệu đồng/ha
• Đoàn Văn Nô - Nông dân đa tài
• Tỷ phú quít hồng Lai Vung
• Thành lập HTX sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn châu Âu
• Trái cây an toàn trong giai đoạn mới
• ba phong cam xoan
• Làng triệu phú dưới chân Tam Đảo
• Chủ nhân của những mô hình mới
• Vườn rừng ông Sót
• Làm giàu trên đất
• Tỷ phú xóm chài
• Ông Giám đốc nông dân
• Hai nông dân chế tạo ra máy gieo lúa
• Nghề trồng lúa nước
• Đi ô tô thăm… trang trại
• Ông vua của vùng đất Hưng Lộc
• Chuyện nhà nông
• Doanh nhân phố núi
• vua cam thanh son
• Người làm thương hiệu cho bưởi Tân Triều
• Chế phẩm cứu tinh vùng đất chua, mặn
• Lão nông Ba Nhơn và "địa chỉ xanh" đáng tin cậy
• Sang Mỹ làm... nghề nông
• Người đạt năng suất mía kỷ lục - 286 tấn/ha
• Bến Tre: Một nông dân bán được bưởi với giá nửa triệu đồng/cặp

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb