Người thương binh có cách làm giàu đa dạng
Ông Đoàn Minh Triều, Hội Cựu Chiến binh xã Phong Thạnh huyện Cầu Kè, Trà Vinh.
Muốn làm giầu phải có ý chí tiến thủ, không ngại khó, ngại khổ và phải biết rút ra kinh ngiệm ngay từ những thất bại, thành công của mình. Chuyện làm giàu của anh Phạm Văn Thành ở xã Phong Thạnh, huyện Cầu Kè tỉnh Trà Vinh là một ví dụ sinh động. Ông Đoàn Minh Triều ở hội cựu chiến binh xã Phong Thạnh cho rằng: xã ông có gần 250 hội viên cựu chiến binh, nhiều người làm ăn giỏi, nhưng người mà ông khâm phục nhất chính là Anh Phạm Văn Thành sinh năm 1950, thương binh 3/4. Được biết anh Thành từng tham gia bộ đội địa phương rồi bị địch bắt tù đày ở Phú Quốc. Sau khi trở về địa phương, hoàn cảnh gia đình anh rất khó khăn. Việc làm ăn cũng không dễ bởi quê anh vốn lâu nay chỉ độc canh cây lúa, thành bại đều phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên.
Nhưng anh Thành không nản lòng. Sau nhiều đêm trăn trở, cuối cùng hai vợ chồng đều thống nhất phải tìm hướng đi ban đầu phù hợp với hoàn cảnh và sức khỏe của bản thân và gia đình mình. Kế hoạch của anh như sau: Bước đầu, vợ chồng anh phá vườn tạp trồng rau muống, cải, cà, ớt… để lấy ngắn nuôi dài có thu nhập vượt đói.
Sau đó, tính dài hạn hơn, anh ngĩ đến cây mía, cây tiêu, cây đào Aán Độ và cả trồng quýt hồng. Nhưng chẳng cây nào trụ được, vì cây nào sống được thì cho lợi nhuận qúa thấp, còn cây có lợi nhuận cao thì lại không chịu được phèn mặc hoặc mùa khô không có nước tưới. Đành trở lại trồng lúa nhưng rầy nâu phá dữ lúa cũng không trổ. Cuối cùng anh hiểu ra một điều: nếu muốn sản xuất có hiệu quả và đạt năng suất thì phải áp dụng khoa học kỹ thuật… Thế là không quản xa xôi cách trở, khăn mang túi xách, anh tìm đến khoa nông nghiệp trường đại học nhờ hướng dẫn mua sách về tự ngiên cứu rồi qua tận nông trường sông Hậu mua giống lúa và học cách trồng lúa của nông trường.
Nhờ vậy, những vụ sau, anh trồng lúa đều kết quả, với 7 công ruộng, trồng 3 vụ, anh thu hoạch hơn 12 tấn, lãi ròng 8,4 triệu đồng. Nhưng cây lúa chỉ giúp gia đình đủ ăn, anh thấy phải mở thêm miếng vườn. Đến năm 1994, anh về quê Đồng Tháp mua xoài ghép bưởi về trồng thử… Lúc đó, nhiều người đi ngang chép miệng nói làm chi phí công sức, từ bao đời nay có ai trồng cây ăn trái trên đất Cây Gòn. Thế nhưng đâu có ai ngờ, 3 năm sau, 175 gốc xoài bưởi trồng lúc đầu thu được 37 triệu. Ngoài ra, để tăng thêm thu nhập kinh tế V-A-C và có phân bón ruộng, anh nuôi 3 con heo nái sinh sản, 200 con gà vịt thả vườn, 200 con rắn ri voi. Đến năm 2000 anh lại mua thêm 2000 m2 đất vườn trồng 200 gốc cây nhãn tiêu da bò. Cứ thế cây trái, vật nuôi thêm đông đúc, sinh sôi nẩy nở ngày càng nhiều.
Từ tích lũy anh mua thêm 14 công ruộng, lo cho con ăn học, lo chuyện nhà cửa. Anh còn động viên và giúp kỹ thuật cho anh em cựu chiến binh và bà con nông dân phát triển miếng vườn để tăng thu nhập. Bên cạnh miếng vườn, anh còn nghĩ đến việc phát triển ngành ngề để giải quyết lao động nhàn rỗi ở nông thôn. Nge có ngề làm bột lọc sống được, anh bỏ công khăn gói đi tận Sa Đéc học nghề. Nhưng vì nước quê anh bị phèn, bột không trắng nên ngề không thành Anh chuyển sang học làm bún hồ nhẹ công có lãi cao hơn.
Nay nghề làm ổn định, lại tận dụng được phụ phẩm để nuôi heo. Giờ đàn heo của anh đã có 5 heo nái sinh sản, mỗi năm xuất bán gần 50 heo con giống. Ngoài ngề làm bún, vợ chồng anh Thành còn làm một nhà dơi lấy phân bón vườn, bón ruộng, xây một lò sấy lúa… Tổng thu nhập từ các nguồn mỗi năm xấp xỉ trên 130 triệu đồng, trừ chi phí lãi cũng khoảng tám, chín chục triệu đồng. Nay gia đình anh có nhà cửa khang trang, tiện nghi đầy đủ, có điều kiện lo cho 3 đứa con vào đại học và làm chuyện tình ngĩa.
Với cách làm ăn tổng hợp, nhiều hiệu qủa, cây con đa dạng, nông công kết hợp, năm vừa qua, anh Phạm Văn Thành đã được chọn đi dự báo cáo nông dân sản xuất giỏi ở tỉnh. Anh rất vui vì kinh ngiệm làm ăn của mình đã góp phần dấy lên phong trào thi đua sản xuất, làm giầu ở địa phương, tạo ra sự thay da đổi thịt của ấp Cây Gòn.
Đài Tiếng nói Nhân dân Tp Hồ Chí Minh |