Làm giàu trên đất
Thái Nguyên là tỉnh miền núi, sản xuất nông nghiệp còn nhiều khó khăn.
Tuy nhiên, cùng với sự đổi mới của đất nước và sự giúp đỡ của Hội, hàng ngàn ND
cần cù, sáng tạo ở Thái Nguyên đã làm cho "đất gang thép nở hoa"... NTNN xin
giới thiệu 4 câu chuyện làm giàu của những người ND ấy. "Chị cả chè" Lương
Thị Cảnh Trồng chè thu tiền triệu vốn không phải là chuyện lạ, nhưng thu tới 85
triệu đồng lợi nhuận mỗi năm như chị Lương Thị Cảnh (xã Phú Thịnh, huyện Đại Từ)
thì không được mấy người... Chị Cảnh kể: "Sau 1 năm lập gia đình (1987), tôi
được bố mẹ cho ra ở riêng với tài sản 5 sào ruộng, 8 sào chè cùng với ngôi nhà
tranh. May lúc đó, Nhà nước có chính sách khoán 10, vợ chồng tôi mạnh dạn vay
tiền mua thêm đất trồng chè. Sau khi vào Hội ND, vợ chồng tôi được Hội giúp đỡ
và tạo điều kiện tiếp xúc với cán bộ khuyến nông để học hỏi thêm kiến thức. Năm
2000, Hội cho tôi đi học lớp IPM (phòng trừ sâu hại, dịch bệnh tổng hợp) trên
cây chè...".
Năm 2001, chị Cảnh đã tự ươm một vườn chè cành bằng giống mới
LDP1 thành công. Từ đó đến nay, năm nào chị cũng ươm 10 vạn hom giống để phục vụ
gia đình và các hộ ND quanh vùng. Đến nay, gia đình chị đã có 25.000 m2 chè cành
giống mới, trong đó 17.800 m2 đã cho thu hái với năng suất, chất lượng cao.
Ngoài 85 triệu đồng thu từ chè, mỗi năm gia đình chị còn thu trên 20 triệu đồng
lợi nhuận từ cây lâm nghiệp, lúa và chăn nuôi. Chị Cảnh hiện là Chủ nhiệm CLB
chè sạch xã Phú Thịnh.
Nhâm Đức Hiền - người bỏ phố vào rừng...
Người dân thị trấn Giang Tiên (huyện Phú Lương) vẫn thường hóm
hỉnh gọi anh như vậy. Nguồn cơn của cái tên ấy là thế này: Trước năm 2000, vợ
chồng anh sống ở nhà mặt đường thị trấn Giang Tiên. Anh làm nghề mổ lợn, còn vợ
thì đưa thịt lợn ra chợ bán. "Nghề này thu nhập cao nhưng rất vất vả, chúng tôi
phải dậy từ 2-3 giờ sáng để đi làm thịt lợn, rồi về mau cho kịp buổi chợ, nếu
muộn coi như bị ế, lỗ... Vợ tôi sức khoẻ lại yếu. Vì thế, năm 2000, chúng tôi
bàn nhau chuyển nghề..." - anh kể.
Ban đầu, anh Hiền chuyển sang buôn trâu bò, buôn đi bán lại cho
người quanh vùng và bán sang cả Tuyên Quang. Những năm tháng này, anh đã học
được rất nhiều kinh nghiệm chăn nuôi và ao ước một ngày về mở một trại chăn
nuôi. Năm 2003, vợ chồng anh dồn tiền dành dụm được, cộng thêm 48 triệu đồng vay
Ngân hàng CSXH huyện mua 11ha đất dưới chân núi tiểu khu Giang Tân. Vợ chồng anh
dọn vào đây làm một căn nhà gỗ 100m2 để ở và bắt đầu làm chuồng, trồng cỏ voi
nuôi bò, trồng chè, làm ruộng vườn và trồng rừng. Đến nay, trại bò và vườn rừng
của vợ chồng anh mỗi năm cho lợi nhuận 110 triệu đồng và còn tạo việc làm cho 10
lao động.
Hoàng Như Hoa - người Nùng giỏi giang...
Làm ăn giỏi, thu lợi nhuận trên 100 triệu đồng/năm, chị Hoa
được người dân xã vùng cao Phú Thượng, huyện Võ Nhai coi như "bông hoa" của
người Nùng. Phú Thượng là xã vùng cao, thuộc diện 135 (hiện có trên 40% hộ
nghèo)...
Chị kể: Quê chị là xã đặc biệt khó khăn, hiện vẫn còn trên 40%
hộ nghèo. Người dân chủ yếu sống dựa vào cây lúa, cây màu và chăn nuôi gia súc,
gia cầm. Chị cũng không thể có lựa chọn khác, nên quyết tâm học để làm cho giỏi.
Chị đi học Trung cấp Thú y rồi về làm đại lý thức ăn gia súc...
Ngoài trồng lúa, ngô (thu 17 triệu đồng/năm), chị mạnh dạn đầu
tư chăn nuôi 30 lợn nái và lợn thịt, đào ao nuôi cá. Tiền lãi từ làm VAC, vợ
chồng chị mua 1 chiếc ô tô để vận chuyển hàng hoá cho nhân dân trong vùng, mỗi
năm cũng được thêm 30 triệu đồng... Trừ chi phí, vợ chồng chị còn 100-120 triệu
đồng/năm. Đầu năm nay, chị đã được về Hà Nội dự Hội nghị điển hình ND dân tộc
thiểu số SXKD giỏi do T.Ư Hội NDVN tổ chức.
Lâm Văn Nghĩa - triệu phú tuổi 35
Trong số hơn 200 điển hình về dự Hội nghị tổng kết phong trào
SXKD giỏi Thái Nguyên giai đoạn 2004-2005, anh Lâm Văn Nghĩa là gương mặt khá
trẻ. Anh Nghĩa sinh năm 1970, là con thứ 8 trong 1 gia đình người Nùng ở thị
trấn Sông Cầu (Đồng Hỷ). Năm 1998, anh lập gia đình và ra ở riêng với 16.000m2
đất, cuộc sống khó khăn vất vả hơn khi có thêm đứa con... "Năm đó, tôi bắt đầu
tham gia sinh hoạt ở chi hội ND xóm Na Mao - anh kể - Ngay sau đó, Hội cho tôi
tham gia các lớp tập huấn KHKT, và giúp tôi vay vốn để đầu tư vào 16.000m2 đất
cha mẹ cho. Tôi chia diện tích này thành các khoảnh: 1.920m2 dùng để ở và trồng
cây ăn quả, 5.000m2 trồng chè, 2.500m2 trồng rừng, còn lại cấy lúa, trồng màu.
Phụ phẩm trồng trọt, tôi nuôi lợn và gà lôi thịt...".
Trong 2 năm (2004-2005), 139 hộ ND Thái Nguyên đạt danh hiệu
SXKD giỏi cấp tỉnh và hơn 1.000 hộ SXKD giỏi cấp huyện. Riêng năm 2004, Hội đã
giúp 1.281 hộ thoát nghèo (mỗi hộ SXKD giỏi được phân công giúp đỡ ít nhất 2 hộ
nghèo).
Trong 2 năm qua, Hội đã tín chấp cho ND vay hơn 191 tỷ đồng
NHNo&PTNT và hơn 58.000 lượt hộ ND nghèo vay Ngân hàng Chính sách xã hội;
xây dựng 120 dự án với tổng số vốn 3,7 tỷ đồng giải quyết việc làm cho 1.000 lao
động...
Tổng thu nhập năm 2004 của gia đình anh là 97 triệu đồng. Ngoài
xưởng chế biến chè, máy cày phục vụ sản xuất, vợ chồng anh đã xây được nhà 2
tầng, tiện nghi khá đầy đủ... Đại hội chi hội ND vừa qua, anh được hội viên tín
nhiệm bầu làm chi hội trưởng ND xóm Na Mao.
Nguồn tin: NTNN |