Nghề trồng lúa nước
Ấp Long Định, xã Long Điền A, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang cách thành phố Long Xuyên khoảng 26 Km về hướng Bắc, là một ấp sản xuất nông nghiệp giỏi. Trải qua nhiều năm canh tác, người nông dân càng thấm sâu câu thành ngữ của cha ông để lại: “nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Yếu tố “nước” là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất. Ông Nguyễn Thanh Be, một nông dân ở ấp cho biết: “Đưa nước vào ruộng là một trong những bí quyết để mang lại sự màu mỡ và tơi xốp cho đất ruộng, giúp cây lúa phát triển”.
“Muốn cây lúa phát triển tốt cần phải tiến hành bón phân. Để đạt được hiệu quả, người nông dân phải hiểu rõ tính năng của từng loại phân để dùng cho phù hợp, đồng thời thực hiện bón phân đúng liều và đúng thời điểm” (Ông Nguyễn Văn Toản). Khi cây lúa bắt đầu nở nhánh thì vấn đề chăm sóc là yếu tố quan trọng hàng đầu. “Việc chăm sóc đồng ruộng phải thực hiện một cách thường xuyên và liên tục, nhằm phát hiện kịp thời những tác nhân gây hại, như: sâu rầy, cỏ dại…” và khẳng định: “Nếu không có ‘cần’ thì việc trồng lúa sẽ không có hiệu quả”. Tuy yếu tố “giống” được xếp sau cùng nhưng cũng rất quan trọng. Theo ông Nguyễn Thanh Be: “Nếu tất cả các khâu, như: dẫn nước, bón phân, chăm sóc đều làm đúng phương pháp mà không có giống tốt thì kết quả thu hoạch sẽ không như mong muốn”. Bốn yếu tố trên có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và luôn hỗ trợ bổ sung nhau.
Gần đây, được sự đầu tư và khuyến khích của Nhà nước thông qua việc xây dựng hệ thống thuỷ lợi, đắp đê ngăn lũ, đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất v.v... đã tạo điều kiện thuận lợi cho người nông dân thâm canh tăng vụ. Từ một năm một vụ, họ đã dần tăng lên 2 rồi 3 vụ và năng suất lúa cũng không ngừng tăng theo. Hiện nay, sản lượng lúa bình quân đạt 6,5 tấn/ha/vụ.
Ấp Long Định, xã Long Điền A, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang cách thành phố Long Xuyên khoảng 26 Km về hướng Bắc, là một ấp sản xuất nông nghiệp giỏi. Trải qua nhiều năm canh tác, người nông dân càng thấm sâu câu thành ngữ của cha ông để lại: “nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Yếu tố “nước” là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất. Ông Nguyễn Thanh Be, một nông dân ở ấp cho biết: “Đưa nước vào ruộng là một trong những bí quyết để mang lại sự màu mỡ và tơi xốp cho đất ruộng, giúp cây lúa phát triển”.
“Muốn cây lúa phát triển tốt cần phải tiến hành bón phân. Để đạt được hiệu quả, người nông dân phải hiểu rõ tính năng của từng loại phân để dùng cho phù hợp, đồng thời thực hiện bón phân đúng liều và đúng thời điểm” (Ông Nguyễn Văn Toản). Khi cây lúa bắt đầu nở nhánh thì vấn đề chăm sóc là yếu tố quan trọng hàng đầu. “Việc chăm sóc đồng ruộng phải thực hiện một cách thường xuyên và liên tục, nhằm phát hiện kịp thời những tác nhân gây hại, như: sâu rầy, cỏ dại…” và khẳng định: “Nếu không có ‘cần’ thì việc trồng lúa sẽ không có hiệu quả”. Tuy yếu tố “giống” được xếp sau cùng nhưng cũng rất quan trọng. Theo ông Nguyễn Thanh Be: “Nếu tất cả các khâu, như: dẫn nước, bón phân, chăm sóc đều làm đúng phương pháp mà không có giống tốt thì kết quả thu hoạch sẽ không như mong muốn”. Bốn yếu tố trên có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và luôn hỗ trợ bổ sung nhau.
Gần đây, được sự đầu tư và khuyến khích của Nhà nước thông qua việc xây dựng hệ thống thuỷ lợi, đắp đê ngăn lũ, đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất v.v... đã tạo điều kiện thuận lợi cho người nông dân thâm canh tăng vụ. Từ một năm một vụ, họ đã dần tăng lên 2 rồi 3 vụ và năng suất lúa cũng không ngừng tăng theo. Hiện nay, sản lượng lúa bình quân đạt 6,5 tấn/ha/vụ.
Vĩnh Châu, Mekong LifeWays |