Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Nông dân thành đạt

Những “nữ tướng hai giỏi” ở Hoàng Long.

Sự bứt phá đầy ngoạn mục và tạo ra “dấu ấn để đời” đối với những người say mê làm kinh tế trang trại hiện nay của Hoàng Long lại không phải ai khác mà chính từ lòng quả quyết của một “nữ tướng” Phạm Thị Soi, Bí thư chi bộ thôn Viên Hoàng.

Trong buổi sáng mưa phùn cuối xuân kèm cái lạnh của “rét nàng Bân”, cầm cốc nước chè xanh sánh như mật ong từ tay Bí thư Đảng ủy xã Hoàng Long (Phú Xuyên) - Tạ Duy Anh, tôi mới thấm thía lời mời đầy “khiêu khích” của anh, hôm trước: “Mai trời sẽ mưa to, mời nhà báo về cho biết đất Hoàng Long”.
Về tới “đất Hoàng Long” rồi chúng tôi mới hiểu vì sao người Phú Xuyên vẫn ví Hoàng Long như một “ốc đảo” của huyện. Mọi ngả đường về với Hoàng Long đều ngập ghềnh những ổ voi, ổ gà và nhão nhoét đất bùn lầy lội, chạy ngoằn nghèo qua các khu ruộng trũng. Ấy thế mà 5 năm gần đây, “ốc đảo” ấy bỗng cựa mình vươn lên trở thành một vùng quê trù phú. Sự thay đổi ấy hiển hiện ngay trước mắt mọi người bằng chính các công trình, cơ sở hạ tầng được đầu tư xây mới: Điện, đường, trường, trạm. Nhưng kỳ diệu nhất vẫn là chuyện thay đổi nhận thức của người dân. Bắt đầu từ công cuộc chinh phục đầm hoang, ruộng trũng, biến nó thành những trang trại, vườn trại sản xuất kinh tế theo mô hình đa canh khép kín.

Có nhiều cách làm kinh tế mới đã được áp dụng ở Hoàng Long. Cố nhiên, không phải cách thức nào cũng giúp người dân ở đây nhanh chóng trở lên giàu có. Vì nằm xa trung tâm hyện, tỉnh, không thuận tiện đường giao thông, nên nghề thủ công đến với đất Hoàng Long cũng chật vật như khi người nông dân chinh phục vùng đất trũng. Sau bao lần thử nghiệm, nhiều người dân đã rút ra một kinh nghiệm, ấy là không có gì làm giàu bền vững bằng chính việc tổ chức sản xuất ngay trên đồng đất quê mình.

Sự bứt phá đầy ngoạn mục và tạo ra “dấu ấn để đời” đối với những người say mê làm kinh tế trang trại hiện nay của Hoàng Long lại không phải ai khác mà chính từ lòng quả quyết của một “nữ tướng” Phạm Thị Soi, Bí thư chi bộ thôn Viên Hoàng. Trước khi được 32 đảng viên tín nhiệm bầu làm Bí thư Chi bộ, chị Soi từng có thâm niên tham gia BCH Hội phụ nữ xã, chi hội trưởng Chi hội phụ nữ thôn ngót 15 năm. Vì tham gia công tác Hội phụ nữ nên chị cũng là thành viên tích cực đưa nghề mới về xã. Ban đầu là nghề chẻ tăm hương, sau là nghề thêu. Việc gì chị cũng thành thạo và trở thành người truyền nghề cho chị em trong xã. Lâu dần, chị Soi cũng tạm bằng lòng với công việc, cuộc sống của mình. Chỉ đến khi hai đứa con khôn lớn, chúng bắt đầu đi học xa nhà... và thu nhập của hai vợ chồng chị không đủ đáp ứng với nhu cầu thực tế của cả gia đình, khiến chị lại bươn bả tìm hướng đi mới. Băn khoăn, ngập ngừng suốt hai tháng, chị Soi mới dám bàn với chồng chuyển khu ruộng tốt của gia đình lấy 7 sào ao bèo của thôn để đầu tư làm kinh tế theo hướng mới. Ý tưởng ấy của chị vừa cất thành lời đã khiến “ông xã” lặng thinh liền ba tháng. Vượt qua ba tháng “chiến tranh lạnh” đối với người phụ nữ, lại là Bí thư chi bộ quả là khó khăn. Trước sự cương quyết, cần mẫn của chị, “ông xã” không thể lạnh nhạt mãi được. Anh bắt tay làm cùng với vợ, vừa cảm phục chị, vừa để giúp chị vững tin, không lùi bước trước những lời đàm tiếu của người làng. Trời chẳng phụ công người. Chỉ sau hai năm cần mẫn, khu ao bèo bỏ không bỗng trở thành mô hình ước muốn của nhiều người. Trên bờ, hai lứa đu đủ đều đặn mang về cho chị nguồn thu 7 triệu; dưới ao bèo vịt thịt, vịt siêu trứng bơi lội tung tăng, cho thu hơn 20 triệu/năm; rồi lợn nái, gà và cá... tất thảy cộng lại, trừ chi phí, gia đình chị cũng có nguồn thu ổn định hơn 50 triệu đồng/năm.

Bí thư Đảng ủy giới thiệu: “Cứ đi bộ từ làng này qua làng khác, các chị sẽ còn gặp nhiều “nữ tướng” chinh phục ruộng trũng, đầm hoang rất đáng nể của xã Hoàng Long chúng tôi. Sở dĩ chúng tôi gọi là “nữ tướng” cũng có nguyên do của nó: Chẳng là từ sau mô hình của chị Soi, chị em chẳng ai bảo ai, cứ theo gương chị Soi mà làm. Ấy thế mà không có ông xã nào dám “lặng thinh ba tháng” như chồng chị Soi đâu nhé! Khi các chị ấy quyết là các ông xã cứ răm rắp làm theo... Cũng chính từ mô hình của chị Soi mà lãnh đạo xã chúng tôi họp bàn và ra một Nghị quyết chuyên đề, ưu tiên phát triển kinh tế vườn trại tại các khu vực đầm hoang, ruộng trũng”.

Không chỉ có Nghị quyết, mà chủ trương của lãnh đạo xã Hoàng Long là xây dựng cánh đồng 50 triệu đồng/ha không phải ở các khu ruộng tốt, mà từ chính những vùng đất tưởng như bỏ không này. Khi xã có chủ trương, 9 thôn trong xã đã bắt đầu lo kiểm đếm đất tại các khu vực ruộng trũng, đầm hoang. Thôn ít nhất cũng có 8 ha, thôn Thượng nhiều nhất có tới 40 ha. Nhưng không thể vội vàng để nhân dân ồ ạt “kéo nhau” đi làm trang trại. Xã thận trọng làm quy hoạch, đầu tư hạ tầng, kéo điện, lo đường dẫn nước tưới, tiêu gọn gàng, rồi mới tổ chức cho nhân dân đấu thầu, bình xét. Hộ gia đình nào có tiềm lực kinh tế, khả năng tư duy tốt và quan trọng là có kinh nghiệm sản xuất sẽ được ưu tiên nhận đất. Riêng khu đồng Lãm rộng gần 30 ha, rất khó tiêu úng, lại nằm cách xa khu dân cư nên các hộ dân ngập ngừng không muốn đầu tư. Thế là Hoàng Long lại xuất hiện một “nữ tướng” - đó là chị Lê Thị Thành, nhận 21 mẫu đầm hoang và cam kết với xã chỉ hơn 2 năm khu đầm này sẽ trở thành trang trại sinh thái, kinh tế hiệu quả để bà con yên tâm nhận đất. Bắt tay nhận đất từ cuối năm 2004, chị Thành đã chẳng ngần ngại vay Ngân hàng hơn 300 triệu đồng, thuê nhân công về đắp bờ bao, khoanh vùng, tạo đường tiêu nước. Dù đã có mô hình của chị Soi để học tập kinh nghiệm nhưng ít ai nghĩ người phụ nữ mỏng mảnh, nhỏ bé ấy lại có thể chinh phục được 21 mẫu đất đặc quánh bùn đen. Chẳng có chút kiến thức quy hoạch, tư duy kinh tế hiện đại, người phụ nữ ấy chỉ có tấm lòng, nghị lực và niềm tin muốn khẳng định vị thế của người phụ nữ nông thôn thời đại mới, đã dám đứng ra đảm đương một công việc mà trước đó không hộ dân nào nhận làm.

Hai năm, thời gian tưởng như không đủ dài để chị Thành khẳng định lời nói của mình. Thế nhưng khi bước vào đến giữa trang trại của chị, chúng tôi hiểu chị đã thành công. Doanh thu từ trang trại của chị đã vượt chỉ tiêu cánh đồng 50 triệu của xã ngay từ năm đầu tiên; bây giờ chị còn trở thành người cung cấp con giống cho các hộ dân quanh vùng. Chị không chỉ xứng danh là một “nữ tướng” mà còn nổi tiếng là người phụ nữ kiệm lời, ham làm. Cả 21 mẫu đầm hoang với công việc lút đầu như thế mà chỉ đến vụ thu hoạch cá người ta mới nghe thấy tiếng đôi ba người phụ giúp chị.

Trước thời điểm chị Soi làm trang trại, chi Lê Thị Phú, thôn Thượng đã sớm đổi ruộng tốt lấy khu ao lò gạch của thôn để tổ chức mô hình chăn nuôi tập trung. Khi ấy, chị cũng như các hộ dân khác chỉ biết chăn nuôi, chưa nghĩ tới việc phải mở rộng hướng làm kinh tế theo mô hình trang trại. Rồi khi xã có chủ trương chuyển đổi cơ cấu kinh tế, hơn 2 ha ao lò gạch ngập nước để không của thôn được chị xin đấu thầu, biến thành trang trại chuyên chăn nuôi lợn và vịt. Hiện tại hơn 3000 con vịt trứng, vịt thịt cho chị nguồn thu 3,5 triệu đồng/ngày. Chị Phú “dám” tuyên bố hùng hồn: “thu nhập 3 đến 4 triệu/ngày là chuyện nhỏ”. Mà “nhỏ” thật mới lạ. Cứ theo cách nhẩm tính của chị, trung bình mỗi ngày chị thu 2.500 quả trứng vịt; xuất 500 con vịt giống (giá 2 - 4 ngàn đồng/con); bán buôn hơn 200 con vịt thịt (giá 7 đến 12 ngàn đồng/1kg); ngay cả khi dịch cúm gia cầm xảy ra, chị vẫn bán hết veo một lứa ngan thịt khỏe mạnh (30 con) được 2,5 triệu đồng... Chỉ mỗi thế, mô hình của chị Phú “hiên ngang” bước qua mục tiêu xây dựng cánh đồng 50 triệu/ha của xã...

Dẫu bước chân đã mỏi nhừ khi đi hết ba trang trại, nhưng trong thâm tâm chúng tôi vẫn muốn thêm một lần quay trở lại Hoàng Long bởi lời mời khéo léo, đầy quyến rũ của các anh cán bộ xã: “Lần sau về Hoàng Long, chị sẽ được làm quen với nhiều nữ tướng hai giỏi, xinh đẹp và hát hay của xã nữa cơ”...

bannhanong.vietnetnam.net  (26/4/2006)
(Nguồn:HTOl)

 


° Các tin khác
• Cú "hích" vốn cho nông dân tỷ phú Hồ Sáu.
• Khi lão nông thế kỹ 20 làm giám đốc thế kỹ 21.
• Đồng Nai: Ông Chuẩn ,chủ trang trại chăn nuôi, kinh doanh giỏi .
• Chị Nguyệt làm giàu không cho riêng mình.
• Tỷ phú cá rô Hai Tỷ.
• 5 nông dân Cần Thơ du học ở Nhật Bản.
• Làm giàu từ kinh tế trang trại:Trường hợp của anh Vũ Hùng Thắng, Tỉnh Hải Dương.
•  “ Tiến sĩ nông dân Cồn Chay”
• “Hoàng heo giống” đồng bằng sông Cửu Long.
• Ông “trùm bình” trở thành kỹ sư lai tạo lúa giống.
• Một nông dân thu nhập 400 triệu đồng/năm.
• Trà Vinh:Mỗi nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi giúp đỡ từ 2 đến 4 hộ nghèo.
• Trồng ớt trên đất lúa
• Tôi đã có một trang trại như mơ ước
• Một nông dân dám dựng nhà lưới trồng rau sạch
• Ông chủ trẻ ở Trại Nghè
• Gương vượt khó làm giàu ở miền núi
• Đi lên từ
• Chuyện ông Sáu Nhung làm giàu
• Một nông dân dám dựng nhà lưới trồng rau sạch
• Vua lộc vừng
• Ông Lão và những chuyện thú vị về… nhím!
• Ông chủ trại lợn lớn nhất tỉnh Thanh
• Người nuôi kỳ đà số 1 Đồng Nai
• Người nuôi dê giỏi ở Vĩnh Hoà
• Đại gia nuôi cá
• Đột phá mô hình vườn + chăn nuôi + biogas
• Chủ trang trại trên vùng đất khô cằn
• Chí làm giàu của Cao Minh Phòng
• Nuôi trồng tảo xoá đói giảm nghèo

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb