Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Nông dân thành đạt

Chị Nguyệt làm giàu không cho riêng mình.

Gần 30 năm làm cuộc hành trình vượt qua nghèo khó, chị Trịnh Thị Nguyệt ở ấp Phú Khởi, xã Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) đã tảo tần bằng đủ mọi nghề với không ít cam go trắc trở... Giờ đây gia đình chị trở thành tỉ phú với mô hình ăn nên làm ra có tiếng trong vùng.

Nhứo thuở cơ hàn. 

Con đường từ chợ Rạch Gòi đến nhà chị Tư Nguyệt gồ ghề lởm chởm, cây còng già trước bến nhà chị rũ lá soi mình xuống dòng sông. Cảnh vật đó không mấy gì thay đổi so với 10 năm trước. Nhưng điều làm tôi bất ngờ chính là những đổi thay từ gia đình chị Nguyệt. Căn nhà lá ọp ẹp ngày nào đã biến mất, nhường chỗ cho ngôi nhà tường khang trang trị giá hàng trăm triệu đồng, với đầy đủ tiện nghi. Cầm tấm ảnh tôi chụp tặng chị thuở hàn vi, chị lặng đi như cố ôn lại ký ức một chặng đường gian nan mà mình đã vượt qua...

Gần 30 năm làm cuộc hành trình vượt qua nghèo khó, chị Trịnh Thị Nguyệt ở ấp Phú Khởi, xã Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) đã tảo tần bằng đủ mọi nghề với không ít cam go trắc trở... Giờ đây gia đình chị trở thành tỉ phú với mô hình ăn nên làm ra có tiếng trong vùng.

Hơn 31 năm trước, chị là một thôn nữ vừa tròn đôi mươi, đẹp người đẹp nết. Nhiều mối đến dạm hỏi, chị Tư Nguyệt đều lắc đầu bởi đã hứa hôn cùng một du kích ấp. Sau ngày hòa bình, anh du kích ấp Cù Văn Bảy trở về với thương tật 2/4. Một số người không tốt bụng trong xóm được phen xì xầm: “Lấy chồng một giò làm ăn được gì”. Bỏ ngoài tai lời đàm tiếu, chị vẫn nhận lời cầu hôn của anh Bảy. “Làm người sống phải có thủy có chung. Lấy chồng thương tật là thiệt thòi nhưng có trách thì trách chiến tranh, chứ cuộc đời ai muốn mình phải chịu thương tật như vậy”-chị tâm sự.

Mối tình đẹp, cảm động nhưng hạnh phúc ngắn ngủi. Khi vợ chồng chị có một mặt con thì nảy sinh những bất đồng. Hai người không ai nhường ai, vậy là phải chia tay. Xa chồng, chị phải đối diện với chuỗi ngày tháng gập ghềnh; ngày thui thủi ngoài đồng, đêm về lạnh lẽo với nỗi tủi thân. Rồi từ 3 công đất cha mẹ chia phần, chị học theo bà con lập vườn. Trong lúc chờ cây cho trái, chị tảo tần mua gánh bán bưng, rồi nấu rượu nuôi heo; chắt mót từng đồng lo cái ăn, cái mặc cho con. Nhắc chuyện xưa, chị không nén được xúc động: “Trong lúc túng quẫn thằng nhỏ lại bị sốt viêm não. Một tháng nằm viện hết hai chục ngày, một mình tôi chạy vay cùng xóm. Cha nó tới lui thăm, nhưng nhà nghèo cũng không giúp được gì. Xóm giềng đùm bọc, nó mới qua khỏi”.

Vườn quýt cho trái một mùa rồi vàng lá chết dần... Không bó tay, chị chuyển sang trồng rẫy, rồi đi mua lúa chà gạo bán, tối về lại nấu rượu nuôi heo. Những năm 89-90 thấy nhiều người nuôi trăn thu nhập cũng khá, chị tích cóp mua 4 con trăn nái về nuôi, giáp năm trăn đẻ nhưng gặp lúc dội chợ, đành phải bán tháo lấy vốn...

Khởi nghiệp từ con ba ba.

Đã nghe nhiều người khẳng định về hiệu quả con ba ba, nhưng chị Tư Nguyệt vẫn phải nhiều phen “tầm sư học đạo”. Khi thấy chắc chắn, chị quyết định dùng hết số vốn sẵn có và vay thêm 3 chỉ vàng để xây hồ, mua 100 con ba ba giống hoa Đài Loan về nuôi. Nhưng do chưa nắm vững kỹ thuật, nên mới ít hôm đã có 30 con lăn ra chết. Bà con trong xóm thấy vậy cũng xót, một số người thì bảo chị chuyên làm chuyện... tầm phào! Không nản chí, chị khăn gói chạy tìm thuốc chữa bệnh cho ba ba. “Nhờ phước chủ may thầy” mà đàn ba ba đã “nghỉ chết”. Sau hơn một năm chăm sóc, đàn ba ba đạt trọng lượng hơn 1kg/con. Chị Tư Nguyệt tuyển bớt con đực bán lấy tiền chăm sóc cho 14 con cái đẻ. Lứa đầu, chị thu được hơn 300 trứng. Chị mừng như mở cờ trong bụng, nhưng muốn ấp cho ra con thì lại bí về kỹ thuật. Nghe một vài người mách bảo, chị đóng thùng đổ cát cho trứng vào ấp. Ngày thăm, đêm thăm chờ mãi ba ba con không thấy, chỉ thấy trứng ngày một ố vàng, cả 3 lần đều như thế. Tiếp tục đi tìm “thầy” học hỏi nhưng chưa đủ, chị Tư Nguyệt quay về kiếm sách học thêm... Đến một ngày khi mới hửng sáng, đứa con chị chạy ù vào báo tin vui: đàn ba ba con bò lỉnh nghỉnh. “Hồi đó thì vậy, chứ bây giờ nếu trứng ba ba rạ tôi cho nở không dưới 80%” - chị Tư Nguyệt nói đầy tự tin.

Do ba ba là vật nuôi mới, ít ai cho ấp nở thành công, nên lúc ấy giá con giống vài ngày tuổi gần 20.000 đồng/con, ba ba thịt 160.000 đồng/kg. Một tháng ba ba đẻ hai lứa, mỗi lứa một con đẻ đến vài chục trứng. Chỉ có 14 con cái giống mà trong năm đó chị bán hơn 7.000 con ba ba con. Có thu nhập kha khá, chị tiếp tục đầu tư xây hồ, phát triển đàn ba ba. Đến nay, cơ sở của chị có giá trị cả tỉ đồng với 46 cái hồ nuôi; ba ba cái được 500 con, ba ba thịt gần xuất bán 400 con và hơn mười ngàn ba ba loại nhỏ. Mỗi năm, chị bán ra thị trường hơn 10.000 con giống. Ngoài ra, chị còn nuôi 100 con cua đinh, trong đó có 10 con nặng từ 15- 30 kg. Dưới mương vườn, chị cũng đã thả nuôi 5.000 con cá thác lác...

Ở Phụng Hiệp, mấy năm trước phong trào nuôi ba ba phát triển mạnh có lúc lên đến hàng trăm hộ nuôi với số lượng hơn 150.000 con, giá cả bắt đầu thất thường... Thấy được điều này, năm 2001, chị Tư Nguyệt đã lên tận TP Hồ Chí Minh vận động hơn 30 nhà có khuôn viên rộng xây hồ nuôi ba ba. Chị lo cung cấp con giống kỹ thuật nuôi, sản phẩm cung cấp cho thị trường thành phố. Thế là tổ hợp tác nuôi ba ba số 8/8 bis Nguyễn Văn Quỳ, khu vực 1, phường Phú Thứ, quận 7 (TPHCM) ra đời. Từ đó, chị tìm được rất nhiều bạn hàng lớn. Ngoài ra, chị còn thu gom ba ba thương phẩm của bà con trong huyện đưa lên thành phố tiêu thụ...

Chị Tư Nguyệt cho hay: “Bây giờ, đầu ra không có gì phải lo, chỉ sợ ba ba đẻ không kịp, lớn không kịp bán. Mới đây, có một thương lái từ Nhật tìm đến đặt hàng với số lượng hang chục tấn một năm mà tôi không dám nhận, vì không đủ năng lực”. Những người hàng xóm lâu năm như chú Bảy Bụng, ông Năm Tài không tiếc lời khen: “Tư Nguyệt rất tốt bụng. Vừa bán con giống vừa chỉ dẫn kỹ thuật không giấu điều gì. Mỗi khi có xe lấy hàng, nó đi thông báo cho bà con chuẩn bị. Ở đây, biết nuôi ba ba đều nhờ Tư Nguyệt”.

Chị Tư Nguyệt tâm sự: “Mình học nghề chua chát bao nhiêu thì thấu hiểu tâm lý bà con nông dân bấy nhiêu. Biết thì chỉ cho bà con mình cùng làm, chứ giấu giếm mà làm gì, mang tội!”. Ông Tiêu Thanh Long–Bí thư Đảng ủy xã Thạnh Hòa, nhận xét: “Nhiều năm liền chị Tư Nguyệt đều đạt danh hiệu nông dân sản xuất giỏi. Đây là một tấm gương tiêu biểu về ý chí vươn lên thoát nghèo, làm giàu và chia sẻ với người khác mà chúng tôi luôn nêu lên trong các cuộc sinh hoạt ở khu dân cư để bà con học hỏi, phấn đấu...”.

Nguồn: CTOL-bannhanong.vietnetnam.net (23/3/2006)

 


° Các tin khác
• Tỷ phú cá rô Hai Tỷ.
• 5 nông dân Cần Thơ du học ở Nhật Bản.
• Làm giàu từ kinh tế trang trại:Trường hợp của anh Vũ Hùng Thắng, Tỉnh Hải Dương.
•  “ Tiến sĩ nông dân Cồn Chay”
• “Hoàng heo giống” đồng bằng sông Cửu Long.
• Ông “trùm bình” trở thành kỹ sư lai tạo lúa giống.
• Một nông dân thu nhập 400 triệu đồng/năm.
• Trà Vinh:Mỗi nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi giúp đỡ từ 2 đến 4 hộ nghèo.
• Trồng ớt trên đất lúa
• Tôi đã có một trang trại như mơ ước
• Một nông dân dám dựng nhà lưới trồng rau sạch
• Ông chủ trẻ ở Trại Nghè
• Gương vượt khó làm giàu ở miền núi
• Đi lên từ
• Chuyện ông Sáu Nhung làm giàu
• Một nông dân dám dựng nhà lưới trồng rau sạch
• Vua lộc vừng
• Ông Lão và những chuyện thú vị về… nhím!
• Ông chủ trại lợn lớn nhất tỉnh Thanh
• Người nuôi kỳ đà số 1 Đồng Nai
• Người nuôi dê giỏi ở Vĩnh Hoà
• Đại gia nuôi cá
• Đột phá mô hình vườn + chăn nuôi + biogas
• Chủ trang trại trên vùng đất khô cằn
• Chí làm giàu của Cao Minh Phòng
• Nuôi trồng tảo xoá đói giảm nghèo
• Người đem trầm cho cây dó
• Ông Thiên Sanh Hội với mô hình trang trại Đà điểu
• Người "dám" đưa nước sạch về làng
• Bắc Ninh: làm giầu từ mô hình kinh tế VAC

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb