Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Nông dân thành đạt

Đi lên từ

Nhanh nhẹn, tháo vát, có tính quyết đoán, đó là những nét tiêu biểu của CCB Lê Hồng Sơn. Nhập ngũ năm 1970, sau 13 năm xông pha trận mạc ở khắp các chiến trường, từ Gia Lai, đến Lộc Ninh và cả A-Tu-Pơ trên đất bạn Lào; năm 1983, ông xuất ngũ về thôn Bắc Vọng, xã Bắc Phú, huyện Sóc Sơn (Hà Nội). Một vùng quê vốn có đồng đất "chưa nắng đã hạn, chưa mưa đã úng" nên mỗi năm chỉ cấy được 1 vụ lúa. Thêm vào đó là cánh đồng bị chia cắt nhỏ lẻ, manh mún thành nhiều thửa ruộng nên rất khó khăn trong việc thâm canh, tăng vụ, vì thế năng suất lúa cao nhất cũng chỉ đạt 70 kg/sào. 100% số hộ trong thôn đều lâm vào cảnh thiếu đói quanh năm. Đặc biệt gia đình ông Lê Hồng Sơn đã túng thiếu lại càng khó khăn hơn, ngoài việc lo cho 7 miệng ăn, vợ chồng ông phải bươn chải ở khắp mọi nơi kiếm tiền để chạy chữa cho đứa con gái đầu là Lê Thị Thủy bị tàn tật do nhiễm chất độc da cam.

Trong "cái khó, ló cái khôn", nhờ có chủ trương "dồn điền, đổi thửa", giao đất cho người nông dân, ông Lê Hồng Sơn đã nghĩ ngay tới chuyện phải thay đổi cách làm ăn, mới có thể vươn lên thoát khỏi đói nghèo. Nhưng trước hết ông phải chấp nhận sự thiệt thòi "đổi đất tốt, lấy đất xấu" để tạo thành khu đất liền kề với đất vườn và nhà ở với tổng diện tích 1,7 mẫu (trong đó có 1 sào đất ở và 1,1 mẫu đất thùng, trũng hoang hóa).

Thời cơ đến, có đất trong tay, ông Sơn tính ngay chuyện vay vốn ngân hàng để đầu tư xây dựng mô hình VAC theo phương thức: "7 phần ao, 2 phần ruộng, 1 phần vườn" gồm: 6 sào ao thả cá rô phi đơn tính, 5 sào nuôi tôm càng xanh, 3 sào cấy lúa giống mới, còn lại 2 sào dùng để chăn nuôi lợn nái, gà thả vườn, ngan lai Pháp và trồng các giống cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như: Xoài, hồng đỏ, bưởi Diễn, nhãn linh chi, đu đủ... Cứ như vậy, mô hình trang trại của ông Sơn mỗi ngày một hoàn thiện và phát triển theo quy trình khép kín, đan xen giữa "cây và con" luôn có sự hỗ trợ và thúc đẩy nhau phát triển, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Kết quả năm 2004, trừ tiền vốn đầu tư, ông Sơn còn thu về hơn 70 triệu đồng từ sản phẩm mô hình trang trại VAC. Cũng từ đây, gia đình ông đã thoát khỏi đói nghèo. Khi đã có cơ sở SX ổn định, ông Sơn tính đến chuyện kinh tế lâu dài, đó là khai thác triệt để tiềm năng, thế mạnh của đất.

Nguồn tin: NNVN


° Các tin khác
• Chuyện ông Sáu Nhung làm giàu
• Một nông dân dám dựng nhà lưới trồng rau sạch
• Vua lộc vừng
• Ông Lão và những chuyện thú vị về… nhím!
• Ông chủ trại lợn lớn nhất tỉnh Thanh
• Người nuôi kỳ đà số 1 Đồng Nai
• Người nuôi dê giỏi ở Vĩnh Hoà
• Đại gia nuôi cá
• Đột phá mô hình vườn + chăn nuôi + biogas
• Chủ trang trại trên vùng đất khô cằn
• Chí làm giàu của Cao Minh Phòng
• Nuôi trồng tảo xoá đói giảm nghèo
• Người đem trầm cho cây dó
• Ông Thiên Sanh Hội với mô hình trang trại Đà điểu
• Người "dám" đưa nước sạch về làng
• Bắc Ninh: làm giầu từ mô hình kinh tế VAC
• Giàu lên nhờ đa canh
• Kinh tế nông thôn VAC - Anh Yên giàu nhất Đắc Lâm
• Người chăn nuôi giỏi ở thị trấn Lâm Thao
• Cô giáo Sương chẳng giấu giếm chút gì
• Cây ngô lai giúp đổi đời
• Ông “gọi cá”
• Điều khiển hải đường nở hoa vào dịp Tết
• Giàu lên nhờ đa canh
• Ông chủ vườn ươm
• Trồng rau má, thu bạc triệu
• Nuôi bò lai Sind làm giàu
• “Vua” lúa giống
• “Vương quốc cây giống, hoa kiểng”
• Tỷ phú sò

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb