Người nuôi kỳ đà số 1 Đồng Nai
Chuyện ông Phạm Trọng Đại - Uỷ viên BCH Hội nông dân xã Phước Thái (Long Thành - Đồng Nai) nuôi thành công loài kỳ đà quý hiếm, cho hiệu quả kinh tế rất cao đã gây ra "sơn sốt" với không ít người có "máu" chăn nuôi đến đây "tầm sư học đạo".
Về Long Thành (Đồng Nai) tìm đến tổ 2, ấp 3, xã phước Thái hỏi "Vua ba ba Nguyễn Trọng Đại" thì bất cứ người nào cũng có thể "vẽ đường" cho bạn vào đến tận ngõ. Cái lý do ông bắt tay vào nuôi loài vật này cũng khá thú vị "Tôi cũng là người chịu nghe đài báo, vì thế không ít lần mắt thấy tai nghe thông tin chỗ này nuôi thành công đàn hươu, chỗ kia có mô hình nuôi nai, cá sấu. Gần đây lại có cả chuyện gấu sinh con… mà hầu hết là nuôi với quy mô hộ gia đình. Vì thế, tôi nghĩ mình nuôi thử kỳ đà xem sao? Việc trăn trở nhất của tôi hiện nay là làm sao ấp được trứng kỳ đà. Bao nhiêu "tinh lực" của tôi bang dồn vào công việc này!". Quả thực ở VN chưa hề có một cuốn sách nào hướng dẫn cụ thể việc nuôi kỳ đà. Vậy mà sau 2 năm "vật lộn" tự mày mò tìm phương thức nuôi hiệu quả, hiện ông đã có hẳn một cuốn sách nuôi loài vật này nằm… trong đầu.

Ông nói rằng, hồi mới nuôi ông không biết phải bắt đầu từ đâu. Một lần tình cờ ngồi chén tạc chén thù với người bạn là cựu chiến binh ông đã "sáng" ra và biết được món khoái khẩu của lũ kỳ đà. Hồi chiến tranh, một lần bạn ông cùng đồng đội săn được một con nai, đang tính làm thịt thì máy bay giặc tới ném bom. Lúc đó mọi người đều nhanh chóng tản ra khắp nơi tìm chỗ tránh. Hai ngày sau mọi người quay lại chỗ cũ thì thấy rất nhiều kỳ đà đang bu quanh con nai đã bốc mùi và thản nhiên "đánh chén". Vậy là đã rõ, lũ kỳ đà này rất khoái món thịt đã… ươn thối. Vậy là các đồ dư thừa ở các lò mổ như lòng heo, lòng gà và cả cua, ếch . .. được ông đem về làm thức ăn cho chúng. Hiệu quả kinh tế càng thấy rõ hơn khi kỳ đà chỉ ăn 1 lần duy nhất trong ngày. Hơn nữa giá thức ăn cho chúng lại cực rẻ, cả đàn khoảng 40 con trung bình một lần ăn mất 6kg lòng heo, lòng gà trị giá không quá 12.000 đồng. Ông cũng tự nghĩ ra cách đào hầm xây bể làm chuồng, mỗi bể có chiều cao 1,5 m và xung quanh được đánh hồ dầu thật trơn, kỳ đà không thể bám tường leo ra bên ngoài.
Xung quanh bể ông trồng một số cây cho bóng mát tạo nhiệt độ thích hợp cho không gian. Riêng vấn đề vệ sinh chuồng trại ông đặc biệt quan tâm dọn vệ sinh sạch sẽ, khử trùng và xịt nước 2 lần mồi ngày. Việc thường xuyên phải tắm rửa cho kỳ đà để giữ nhiệt độ cơ thể chúng ổn định khi trời quá nóng cần được chú trọng thực hiện. Biện pháp giúp kỳ đà tránh ánh nắng trực tiếp bằng cách cho vào chuồng những đoạn ống nhựa cỡ bắp đùi dài từ 50 - 100 cm sẽ giúp cho kỳ đà có được chỗ trú nắng an toàn và chỗ nghỉ ngơi rất lý tưởng sau khi đã đánh chén no say.
Chuyện ông Phạm Trọng Đại nuôi được kỳ đà nặng trên dưới chục ký đã vang xa khắp nơi. Vì thế, các thương lái hay các nhà hàng đã đổ dồn về đây tranh nhau đặt mua bằng được. Hiện đã có người sẵn sàng trả 150.000 đồng/kg kỳ đà, có bao nhiêu mua bấy nhiêu. Hiệu quả kinh tế quả thực đã thấy rất rõ Tuy nhiên, khi nói chuyện với chúng tôi ông vẫn áy náy: "Chúng mới đẻ trứng, chưa ấp ra con. Mục đích của tôi không phải nuôi lứa nào bán lứa ấy mà làm sao phải cho chúng sinh sản càng nhiều càng tốt. Có như vậy thì mới có thể phát triển lâu dài và bền vững được chứ!".
Nguồn tin:Báo nông nghiệp |