Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Nông dân thành đạt

Điều khiển hải đường nở hoa vào dịp Tết

Hải đường là cây hoa đẹp. Tuy cùng họ với cây chè, trà mi... nhưng có kích cỡ cây, lá lớn hơn nhiều và sống lâu tới hàng trăm năm, hoa rất lâu tàn ngay cả khi cắt cành cắm vào bình, lọ (tùy theo cành lớn, nhỏ) chơi xuân hàng tháng vẫn chưa phai sắc.

Đặc biệt là hải đường trưởng thành (nếu trồng từ hạt cần đến 5-7 năm mới bói) phun nụ từ đầu mùa thu, qua đông nở vào dịp Tết Nguyên đán hàng năm. Song muốn nở rộ đúng vào những ngày giáp Tết thì người chơi cây cảnh quý này cần thực hiện tốt một số biện pháp kỹ thuật canh tác hải đường ngay từ cuối thu như sau:

- Tỉa bỏ ngay những cành tăm, cành khuất tán, cành bị nhiễm sâu bệnh để "nhất cử tam tứ tiện" – vừa tập trung nhựa sống nuôi các cành chủ lộ sáng, dự trữ được nhiều hơn chất sống nuôi cơ quan sinh sản, loại trừ được nơi ẩn nấp của dịch hại vốn rất sợ tia tử ngoại của ánh nắng, vừa kết hợp với tạo dáng, thế cho cây (nếu trồng trong bồn chậu bonsai); lại hạ thấp trọng tâm, giảm diện cản gió mưa giúp cây vững vàng hơn.

- Quét nước vôi bão hòa (hòa vôi tôi vào nước cho đến khi không thể tan thêm) vào gốc để phòng trừ sâu bệnh (kỵ nhất là sâu đục thân) và tăng độ phản xạ ánh sáng cho cây quang hợp tốt hơn. Nên quét từ 2 –3 lần, mỗi lần cách nhau 1 – 2 ngày.

- Tỉa bỏ các nụ "kẹ" (nhỏ bé sát cuống với các nụ khác), giữ lại tối đa 2 – 3 nụ mập hơn trên 1 cành thứ cấp (cành hoa) bằng cách dùng 2 ngón tay xoay đi xoay lại vài ba lần. Làm như vậy là tập trung nhựa luyện nuôi các nụ lớn, giúp hoa to và bền cuống hơn nhiều.

- Bón thúc hoa bằng cách đào rãnh hình vành khăn ở ngoài chu vi bóng tán (nếu trồng trên đất) hoặc bới đất xung quanh riềm chậu (nếu trồng bonsai) rồi cho vào đó hỗn hợp phân đa vi lượng tự chế như sau: 30 – 40% phân hữu cơ hoai mục + 30 – 40% bùn khô hoặc sa bồi nỏ đập vụn + 10% NPK vi sinh loại dùng cho hoa cảnh có hàm lượng N<10% để tránh lốp còn lại là xỉ than, vữa hả, vôi "con kiến" tán nhỏ, trộn đều. Lấp đất thô trên bóng tán, giữ ẩm đều. Tuyệt đối không để đất nền sũng gí gây ngạt rễ, rụng nụ, thui lộc.

- Không để cây bị cớm kéo dài, song cần tránh nắng quái chiều thiêu đốt.

Nguồn tin: NNVN


° Các tin khác
• Giàu lên nhờ đa canh
• Ông chủ vườn ươm
• Trồng rau má, thu bạc triệu
• Nuôi bò lai Sind làm giàu
• “Vua” lúa giống
• “Vương quốc cây giống, hoa kiểng”
• Tỷ phú sò
• "Cây hàng hoá"
• "Cây hàg hoá"
• Người chuyên canh giống điều cao sản
• Người đưa thương hiệu chè Châu Giang ra thị trường nước ngoài
• Xây nhà cao tầng nhờ rau xanh
• K'Cân giúp bà con thoát nghèo
• Những nông dân triệu phú ở Mễ Sở
• Thu bạc triệu từ nuôi dê
• Ông chủ dưa
• Anh Tư
• "Hiệp sĩ" của làng
• "Lão nhím"
• Làm giàu từ gà ác
• Làm giàu từ chăn nuôi lợn
• Làm giàu nhờ chăn nuôi
• Những triệu phú vùng trung du
• Ông "hũ gạo tình thương"
• Chủ trang trại CITES Ba Vũ
• Chợ cỏ miền Tây…
• Tích vốn bằng bò
• Lập nghiệp từ một con bò
• Chủ trang trại chăn nuôi gia cầm
• Đổi đời nhờ dê lai

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb