Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Nông dân thành đạt

Chế phẩm cứu tinh vùng đất chua, mặn

Nguyễn Anh Kết - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Thanh Hà đã làm giới sản xuất, kinh doanh phân bón giật mình khi tung ra thị trường những sản phẩm "độc chiêu" như KH, AH, NH, CH. ^
Xin được bắt đầu câu chuyện bằng một lá thư kêu cứu của đích thân ông Bùi Xuân Ngọc - Phó Chủ tịch UBND huyện Nam Trực (Nam Định) gửi cho ông Kết "Bước vào sản xuất vụ mùa 2005… hiện tượng chua phèn tái xuất hiện ở xã Nam Cường ảnh hưởng đến năng suất lúa mùa (diện tích 43,5ha). Trước tình hình đó một số hộ dân đã làm đơn xin trả ruộng không cấy vì những diện tích này chua phèn quá nặng… UBND huyện Nam Trực kính đề nghị Công ty Cổ phần Thanh Hà hỗ trợ chế phẩm KH và kỹ thuật để xử lý chua phèn nhằm đem lại năng suất lúa cho các hộ gia đình xã viên"… Thế nhưng, lần này về Nam Định đã thấy những nụ cười, được mùa.

Anh Vũ Xuân Bách-Chủ nhiệm HTX Nam Cường bảo "Nhiều cơ quan khoa học đến Nam Cường lấy mẫu đất đi nghiên cứu nhưng lấy thì lấy vậy mà cũng bó tay chẳng đưa ra giải pháp nào cụ thể. Bình thường, bà con bón vôi để khử chua nhưng cũng chẳng ăn thua gì mà lại làm cho đất thêm chai, nhiều hộ chán nản tính bỏ ruộng. Trước khi xử lý bằng chế phẩm KH lá lúa đã bị đỏ, rễ đen, nghẽn đòng hầu như không trỗ được. Được sự hướng dẫn của Công ty Thanh Hà, chúng tôi đã làm thí điểm xử lý bằng chế phẩm KH trên diện tích 3,5 ha ruộng thuộc 6 đội sản xuất, trong đó có điểm chua nặng, chua trung bình và chua nhẹ. Kết quả là sau khi phun 2 lần (lần 1 phun 6 gói/sào, lần 2 phun 4 gói/sào… mỗi gói giá khoảng trên 2.000đ) thì thấy lúa có bộ rễ trắng mới phát triển, lá bắt đầu xanh… Hiện diện tích được phun KH này cho thu hoạch bình quân 80-120 kg/sào so với những ruộng đối chứng thất thu hoàn toàn hoặc thu hoạch rất ít". Tới thời điểm cuối tháng 10, đi trên triền đê biển của Nghĩa Thắng vẫn còn thấy dư âm của cơn bão dữ số 7 qua những bụi tre tan nát, những mái nhà vừa lợp tạm, những bát đũa vỡ vương vãi khắp nơi. Thế nhưng cũng trên bờ bãi của Nghĩa Thắng đã thấy bật lên những mầm xanh mướt mát của ngô, lúa. Chị Đinh Thị Sinh không giấu nổi niềm vui "Nhà tôi vừa gieo được 1 mẫu ngô xong, đã nảy được 2-3 lá thì gặp bão số 7, sóng biển đánh trùm ngang mái nhà, ngập hết cả. Đinh ninh là cây ngô sẽ chết trăm phần trăm, tiếc của đến phát khóc. Lúc đó các anh ở HTX cùng Công ty Thanh Hà xuống hướng dẫn phun chế phẩm KH để khử mặn, tôi cũng chẳng mấy tin tưởng, nhưng không ngờ nay ngô đã phát triển cao được hơn gang tay, cây mập mạp và lá rất xanh". Một mẫu ngô của nhà chị Sinh tốt bời bời trong khi đó ruộng ngô bên cạnh không được phun KH thì cây chết và còi cọc. Hơn 17 ha lúa bị ngập úng hay ngập mặn của Nghĩa Thắng được xử lý KH thì cũng phục hồi và hiện đã chuẩn bị cho thu hoạch.

Ông Nguyễn Anh Kết vốn là cử nhân sư phạm ngoại ngữ, hoàn toàn "ngoại đạo" về phân bón. Trong thời gian còn làm ở Phòng Ứng dụng sinh hóa của Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, ông Kết làm đại lý bán Humate-một sản phẩm công nghệ cao trong lĩnh vực phân bón của Mỹ, Úc. "Thực ra Humate được chế tạo từ than bùn theo dạng công nghệ cao, vì thế mà mấy anh tư bản "chẹt" giá cũng rất cao. Tôi nghĩ, nước mình nhiều than bùn mà phải nhập Humate thì phí quá!". Ông Kết tâm sự. Khi trình bày ý tưởng táo bạo của mình với PGS-TS Phạm Gia Điền và cộng sự thì ông Kết nhận được sự đồng thuận, phối hợp để nghiên cứu.

 Sau 20 lần chế tạo hỏng, hiện nay nhóm nghiên cứu đã tạo ra một quy trình hoàn toàn của Việt Nam từ nguyên liệu than bùn chiết tách, lắng, ly tâm đến đốt yếm khí để tạo ra phản ứng bẻ gãy thành chất Humic (chất tác dụng giống Humate - PV). Kết quả chụp quang phổ phân tích, chất Humic này hoàn toàn đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế. Từ nguyên liệu này, Công ty Thanh Hà kết hợp với các hoạt chất sinh hóa khác để tạo ra các chế phẩm AH, NH, CH mà đặc biệt là KH. Khi bón những loại chế phẩm này, không chỉ giúp cây trồng tăng trưởng mà còn có tác dụng vượt trội mà các loại phân khác là chống chua, mặn, rét cho cây. "Khi nước biển xâm nhập vào đồng ruộng, muối ngấm vào cây rút hết nước trong cây ra như kiểu con cá ướp muối.Các hoạt chất trong KH thông qua nước phun vào lá, lưu dẫn vào cây thay thế lượng muối ngấm trong cây, giúp cây hút nước, hút chất vi lượng". Ông Kết giải thích.

Nguồn tin: NNVN



° Các tin khác
• Lão nông Ba Nhơn và "địa chỉ xanh" đáng tin cậy
• Sang Mỹ làm... nghề nông
• Người đạt năng suất mía kỷ lục - 286 tấn/ha
• Bến Tre: Một nông dân bán được bưởi với giá nửa triệu đồng/cặp
• Khi lão nông làm giám đốc
• Vừa là chủ Doanh nghiệp vừa là nông dân giỏi
• Ông bác sĩ đưa trái gấc Việt Nam ra thế giới
•  Tỷ phú đất phèn

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb