Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Nông dân thành đạt

"Hiệp sĩ" của làng

Đối với nhiều người, tấm bằng đại học như là một "bảo bối" để xin việc ở thành phố, thị xã, mong "thoát" cảnh chân lấm tay bùn, lợn gà cám bã. Nhưng với Đào Tất Hiệp, kiến thức mà anh lĩnh hội từ ghế giảng đường đại học không chỉ giúp anh thành công trong chăn nuôi, mà còn "kéo" nhiều hộ trong làng làm ăn khấm khá.

Anh hoạn lợn và giấc mơ vào đại học

"Bìu ríu vợ dại con thơ, lại "gác" sách vở lâu ngày thi có đỗ không, hay lại "trượt vỏ chuối?", "Cứ an phận là cái anh hoạn lợn mát tay, dân làng còn được nhờ". Nhiều người dân xóm 1, xã Mễ Sở (Văn Giang, Hưng Yên) đã hàn tán như vậy khi nghe tin anh Đào Tất Hiệp đăng ký dự thi vào Đại học Nông nghiệp 1. Đó là năm 1985, Hiệp 24 tuổi. "Nhà tôi vốn có nghề hoạn lợn gia truyền, tôi cũng học nghề từ bé. Lập gia đình, vợ chồng tôi vẫn lấy nghề nuôi lợn, hoạn lợn làm kế sinh nhai. Hội đó có giống lợn Móng Cái là tốt lắm. Nhưng dân ta thì vẫn nuôi theo kiểu thủ công với việc băm bèo, nấu cám. Mỗi nhà chỉ nuôi 1 đến 2 con, gọi là tận dụng thức ăn và có tí phân vãi ra ngoài ruộng. Vì vậy, sự kiện tôi "dùi mài kinh sử" đi thi đại học chuyên ngành chăn nuôi thú y nhiều người trong làng cho là "dở hơi, xa thực tế"- anh Hiệp tâm sự. Nhưng khi thấy anh thi đỗ nhiều người thán phục.

Năm 1990, Hiệp tốt nghiệp đai học về quê mở hiệu thuốc thú y, xây chuồng nuôi lợn, nhiều người lại được phen bất ngờ, "Tưởng học đại học để làm ông này bà nọ hoá ra vẫn là anh hoạn lợn ở làng à?". Nói thế thôi, chứ nhiều người bắt đầu chú ý tới mô hình chuồng trại và phương pháp chăn nuôi của vợ chồng anh. Quan trọng hơn, từ đây anh không chỉ "mát tay" trong nghề hoạn lợn, mà còn "cao tay" trong việc "bốc thuốc, chữa bệnh cứu... lợn".

Năm đầu tiên, do chưa đủ vốn, anh chỉ nuôi trên 100 con lợn thịt hướng nạc. Mọi quy trình anh đều áp dụng theo đúng những kiến thức đã học trong trường. Lo trước đầu ra cho sản phẩm, anh đi nhiều nơi, hỏi nhiều người và cuối cùng chọn đối tác là Công ty xuất nhập khẩu nông sản Hải Phòng. Có nơi tiêu thụ ổn định, lại có tay nghề, năm 2001, anh thuê 7.000m2 đất xây một trang trại nuôi 120 nái ngoại, 1.500 lợn thịt, hàng ngàn lợn giống. Hai năm gần đây trang trại của anh đã "lập" kín công suất thiết kế với quy mô trên 200 nái ngoại, 5.000 lợn thịt/năm, thuộc dạng lớn, hiện đại nhất tỉnh Hưng Yên. "Hai năm nay, tuy có biến động về giá cả, nhưng thị trường tiêu thụ rất tốt. Với chiều hướng thuận lợi như thế này, người chăn nuôi luôn có lãi"- anh nhận định.

Tấm lòng mạnh thường quân

Cái biệt hiệu "Hiệp sĩ" mà bà con trong làng, ngoài xã đặt cho anh không chỉ vì anh nuôi nhiều lợn, mà vì anh nhiệt tình giúp đỡ họ "học nghề" nuôi lợn. Phong trào "nạc hoá" đàn lợn từ gia đình anh Hiệp đã lan ra khắp xã. Chỉ trong vòng 3 năm đã có 156 hộ khác xây chuồng trại để nuôi lợn ngoại. Nhiều hộ nhờ chăn nuôi lợn ngoại đã trở nên khá giả. Trong mọi quy trình kỹ thuật, công đoạn kinh doanh của các hộ đều có sự giúp sức của anh Hiệp, từ vốn, con giống, thức ăn, thuốc thú y cho đến nơi tiêu thụ. Hơn 2 tỉ đồng là số tiền hiện nay anh đang cho bà con trong làng, ngoài xã vay để đầu tư nuôi lợn. Nhiều người e ngại, phong trào chăn nuôi lợn phát triển quá nhanh e sẽ "bùng phát" nạn ô nhiễm môi trường. Nhưng điều này đã được anh tiên liệu và kịp thời xử lý bằng cách hỗ trợ cho 100% hộ chăn nuôi để họ xây bể khí biogas.

Cả làng, cả xã ăn nên làm ra, nhiều người đã quay lại câu chuyện anh ND Đào Tất Hiệp hơn 10 năm trước ngày nấu cám chăn lợn, tối đem sách ra ôn thi đại học. Có học có khác, may anh Hiệp học xong về nhà xây chuồng nuôi lợn thì làng mới có một anh kỹ sư giỏi. Nhiêu người giờ xuýt xoa như vậy. Họ nói chẳng ngoa, khi mới vào làm, 10 lao động trong trang trại của anh đều là những ND thuần tuý. Được anh đào tao, lại thực hành ngay tại chỗ, đến nay họ đều là những công nhân không chỉ biết cách nuôi, mà còn biết cách chữa bệnh cho lợn. Qua giúp đỡ của anh, kiến thức và trình độ tay nghề của nhiều chủ hộ được nâng cao.

Hiệp bộc bạch: "Tôi đi đâu nhưng máy di động luôn sẵn sàng "a lô". Vì trong nhiều trường hợp, khi sự cố bất ngờ đến với đàn lợn, bà con không biết xử lý thì tôi phải hướng dẫn qua điện thoại di động". Không chỉ hỗ trợ bà con, hàng xóm phát triển kinh tế, anh Hiệp còn là một trong những Mạnh Thường Quân nổi tiếng của huyện Văn Giang trong hoạt động khuyến học. Ngoài tiền tài trợ để trao học bổng cho học sinh giỏi, học sinh nghèo, năm 2004, anh đã tặng 10.000 cuốn vở cho học sinh các trường trong huyện. "Làm việc gì cũng phải học, kể cả nuôi lợn". Đó là kinh nghiệm và cũng là tâm sự của anh.

Nguồ tin: Nguyễn Công (Báo nông thôn)


° Các tin khác
• "Lão nhím"
• Làm giàu từ gà ác
• Làm giàu từ chăn nuôi lợn
• Làm giàu nhờ chăn nuôi
• Những triệu phú vùng trung du
• Ông "hũ gạo tình thương"
• Chủ trang trại CITES Ba Vũ
• Chợ cỏ miền Tây…
• Tích vốn bằng bò
• Lập nghiệp từ một con bò
• Chủ trang trại chăn nuôi gia cầm
• Đổi đời nhờ dê lai
• Người nhiều bò nhất Dân Chủ
• Người nhiều bò nhất
• Đôi vợ chồng giàu sáng tạo
• Ông Bảy thỏ
• Dê... giúp đổi đời
• Nuôi chim cút bằng 5 nuôi gà
• Một nông dân lập
• Cơ sở chăn nuôi heo quy mô lớn
• Trại 300 con heo
• Người nuôi bò giỏi nhất huyện Kiến Thuỵ
• Nuôi vịt trên vùng đồi
• Nuôi dê - cừu, thu nhập 100 triệu/năm
• "Vua dê cỏ"!
• Nuôi lợn trên vùng sơn cước
• Chuyện "Dân cày đường nhựa" nuôi heo
• Vua Vịt
• “Vua gà” ở Tuy Phước
• Người chăn nuôi giỏi ở thị trấn Lâm Thao

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb