Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Nông dân thành đạt

Đôi vợ chồng giàu sáng tạo

Trong các số gần đây, NTNN đã giới thiệu một số "công trình" sáng tạo kỹ thuật được giải của ND Thái Nguyên. Trong số này, NTNN xin giới thiệu chi tiết những sáng tạo trong chăn nuôi lợn công nghiệp của vợ chồng chị Nguyễn Thị Hương (xã Trang Thành, huyện Phổ Yên).

Chuồng nuôi "tự động hoá"

Dẫn chúng tôi đi thăm khu "gia trại" rộng 3.000m2, chị Hương giới thiệu: "Hiện tôi có 70 lợn nái ngoại và 3 con đực, mỗi con nái sinh 20 con (2 lứa) mỗi năm. Năm 2003, vợ chồng tôi bán ra hơn 70 tấn lợn xuất khẩu, thu lợi nhuận hơn 200 triệu đồng (doanh thu hơn 1 tỉ đồng). Đây là chưa kể đến đàn gà thả vườn, 400 gốc nhãn, vải, đu đủ sắp đến kỳ thu hoạch". Với quy mô chăn nuôi như vậy, thường phải cần ít nhất 4 người. Thế nhưng, gia trại của chị chỉ có… 2 người làm, thậm chí chỉ mỗi anh Cù Xuân Điệp (chồng chị) ráng sức cũng bao quát hết.

Chị Hương giải thích: Làm được như vậy là vì phần lớn các công đoạn đều đã được tự động hoá, ngay từ khâu "cho ăn". Máng ăn cho từng ô chuồng (lợn con, lợn thịt) được thiết kế theo hình chiếc phễu, có lẫy ở cuống phễu. Mỗi lần lợn ủi vào lẫy, cám rơi xuống một ít... nên đảm bảo cho lợn ăn theo nhu cầu, ít bị rơi vãi. Vào buổi sáng, người chăn nuôi chỉ cần đổ thức ăn một lượt vào các máng là đủ cho chúng ăn cả ngày. Khoản "nước uống" thì chị Hương ứng dụng theo nguyên tắc "vòi ngậm" như nhiều trại lợn khác đã ứng dụng: khi lợn ngậm vào vòi, nước sẽ tự phun ra...

Trong mỗi ô chuồng lợn thịt, chị dành khoảng 1/5 diện tích để thiết kế bể tắm cho lợn, để chúng tự do "tắm theo nhu cầu". Nước bể đã pha sẵn chế phẩm EM (5%), lợn "đi vệ sinh" vào đó, xú uế sẽ được xử lý mùi. Nước thải sẽ được tháo xuống mương ngầm (làm sẵn dưới nền chuồng) và dẫn ra bể biogas có dung tích lớn 70m3 - "Hầm bio- gas này không chỉ xử lý cơ bản chất thải trước khi cho ra môi trường ngoài mà còn giúp tôi tiết kiệm khoảng 500-700 ngàn đồng mỗi tháng cho đun nấu và sưởi ấm cho lợn" - chị Hương cho biết.

Riêng chuồng lợn nái ngoại - vốn được mệnh danh là "cỗ máy cái, của gia trại được vợ chồng chị chăm sóc rất chu đáo: Ngoài chia ô chuồng sàn thép cho mỗi lợn nái (khoảng 2 x 0,75m), vợ chồng chị còn thiết kế hệ thống vòi phun nước tự động từ trên xuống với nhiều tia nhỏ, phủ tán 3600. Trên mái chuồng còn có hệ thống nước tưới tự động để điều hoà nhiệt độ cho cả chuồng nuôi (từ 9-16 giờ hàng ngày). Hệ thống phun nước trên lưng lợn được mở 15 phút/lần để bảo đảm cho lợn nái luôn mát và sạch sẽ… Ngoài ra, chuồng lợn nái còn được phủ rèm cuốn để điều chỉnh gió lùa, tránh viêm phổi và nhiễm khuẩn cho lợn. Bốn mặt vách chuồng được chăng lưới thép (mắt rất nhỏ) và phun thuốc muỗi để diệt côn trùng trước khi chúng "có ý" xâm nhập, gây bệnh cho lợn.

Chồng sáng tạo - vợ đảm đang

Anh Cù Xuân Điệp vốn là một thợ mộc khéo tay. Anh nói rằng, phần lớn những cải tạo chuồng nuôi của anh bắt nguồn từ tìm hiểu, sách vở và tự anh mày mò, sáng tạo. Vợ chồng anh chưa được đi tham quan, học hỏi gì nhiều. "Chẳng hạn, hệ thống rèm cuốn chống gió lùa do tôi tự làm, giá cả nguyên liệu chỉ vài triệu đồng. Nếu mua ngoài, phải tốn không dưới 15 triệu đồng…". Lý thuyết thì có sẵn, mỗi sách một đoạn, nhưng xâu chuỗi lại thành một hệ thống, giảm tối đa nhân công thì chưa mấy ai làm được như anh. Hiện tại, anh đang thiết kế đường dẫn lợn thịt lên thẳng... xe ô tô. Đường dẫn xây xong rồi, nhưng mới chỉ lùa được một chiều. Nếu trong đàn có con chưa đủ cân (lợn nạc xuất khẩu phải đảm bảo 40-45kg) thì phải lùa trở lại chuồng để nuôi tiếp. "Tôi đang tiếp tục nghĩ cách khắc phục điều này. Đây không phải là chuyện vẽ vời. Nếu cân lợn mà bắt lên bắt xuống, làm lợn tổn thương thì chắc chắn sẽ bị hao cân, mình bị thiệt trước..." - anh Điệp nói.

Ngoài ra, vợ chồng anh còn rất nhiều sáng tạo nhỏ, nhưng ý nghĩa lại không nhỏ chút nào. Chẳng hạn như việc "cúp đuôi" lợn. Chi Hương hóm hỉnh nói: "Đuôi lợn sinh ra có lẽ là để xua đuổi côn trùng. Mà mình đã làm thay cho nó rồi. Cúp đuôi lợn không làm ảnh hưởng đến tăng trưởng của lợn, lại giúp chúng "vệ sinh" hơn. Khi bị vấy bẩn hoặc bị bệnh ỉa chảy, chúng không "phát tán" được chất bẩn sang những con khác, hạn chế lây bệnh...". Chị Hương không chỉ là "quản gia" mà còn là nhân viên thú y, làm đại lý cấp II bán thức ăn gia súc... Anh chị xây dựng gia đình vào năm 1992, lập nghiệp từ tay trắng. Trước khi có trại lợn trị giá hơn 1 tỉ đồng này, anh chị cũng đã trải qua nhiều nghề như buôn bán ngói, thực phẩm, nuôi gà công nghiệp...

Đánh giá về ý nghĩa của những sáng tạo trên, ông Nguyễn Văn Tân -Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Thái Nguyên cho rằng, đây là một mô hình có tính -khoa học và tính thực tiễn cao. Với quy mô gia trại, đầu tư không quá lớn, mô hình này có thể nhân rộng ở Thái Nguyên và các tỉnh khác…

Nguồn tin: Hoàng Sơn (Báo nông thôn ngày nay)


° Các tin khác
• Ông Bảy thỏ
• Dê... giúp đổi đời
• Nuôi chim cút bằng 5 nuôi gà
• Một nông dân lập
• Cơ sở chăn nuôi heo quy mô lớn
• Trại 300 con heo
• Người nuôi bò giỏi nhất huyện Kiến Thuỵ
• Nuôi vịt trên vùng đồi
• Nuôi dê - cừu, thu nhập 100 triệu/năm
• "Vua dê cỏ"!
• Nuôi lợn trên vùng sơn cước
• Chuyện "Dân cày đường nhựa" nuôi heo
• Vua Vịt
• “Vua gà” ở Tuy Phước
• Người chăn nuôi giỏi ở thị trấn Lâm Thao
• Bắc Ninh: Nguy cơ từ những đàn gia cầm bị bỏ đói
• Ông chi hội trưởng đa tài
• Những triệu phú trên đất trung du
• Người nuôi đà điểu đầu tiên ở Bắc Ninh
• Nghề nuôi ngựa… đẻ
• "Vua Gà" đất Bắc
• “Vua bò úc”
• Vươn lên từ mô hình trang trại
• Anh "Hùng điều"
• Đổi lục bình, bẹ chuối lấy... ngoại tệ
• Làm giàu từ nấm và cá
• Trang trại
• Vua gà Tám Lợi
• Thoát nghèo nhờ... nhủi cua
• Làm giàu nhờ chăn nuôi

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb