Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Nông dân thành đạt

"Vua dê cỏ"!

Nhắc đến "vua dê cả" Đỗ Văn Là (tức Tư Là) ở ấp Long Thới, xã Long An (Châu Thành, Tiền Giang) nhiều người dân trong và ngoài tỉnh đều biết ông là một nông dân đi tiên phong nghề nuôi dê, góp phần cải tạo và khôi phục nghề nuôi dê trong tỉnh. Cho đến nay, ông Tư Lã đã thực sự... lên ngôi "vua dê cỏ"...!

Ghé thăm gia đình ông "vua dê cỏ" Tư Là vào thời điểm này, chúng tôi chứng kiến tại nhà ông lúc nào cũng đông khách ra vào nườm nượp. Ngồi tiếp chúng tôi khoảng nửa tiếng đồng hồ nhưng có hàng chục cuộc điện thoại gọi tới đòi gặp ông. Nghe hết điện thoại bàn reo lại đến chiếc máy di động khiến ông cứ phải tất bật chạy qua chạy lại bốc máy "alô". Ông Tư nói mà như than? ". . . Đấy! Khổ quá suốt ngày người ta gọi điện thoại tới hết hỏi thăm giá, giống rồi lại hẹn tới nhà cần gặp để trao đổi kĩ thuật nuôi làm tui bị "bó chân" một chỗ. Đàn dê giống của nhà thì chỉ có ngần ấy con "sản xuất" cật lực cũng không đáp ứng xuể nhu cầu cần mua của bà con quanh vùng. Nhiều lúc để giữ được dê giống tốt, nhà tui cứ phải "ôm" bớt dê sang nhà bà con, xóm giềng gửi tạm để người ta khỏi gạ bán...".

Hiện đàn dê giống trong chuồng nhà ông có khoảng gần 50 con lớn nhỏ, chưa kể chuồng bò sau nhà cũng đang nuôi cả chục con. Cho đến nay ông "vua dê cỏ" Tư Là đã có hàng chục năm thâm niên với nghề nuôi dê. Từ chỗ lúc đầu chỉ có 6 con dê giống, dần dần ông cho nhân đàn lên và nay nhà ông đã gây dựng được cả đàn gần 100 con dê giống trong chuồng. Mỗi năm, gia đình ông cho xuất chuồng hàng trăm con dê giống bán cho bà con trong và ngoài tỉnh. Tính ra thu nhập từ tiền bán dê nay cũng được gần 500 trệu đồng/năm (chưa kể các khoản thu nhập khác từ bò, cá, cây ăn trái, cam, bưởi quanh nhà...).

Theo ông Tư Là: So với con bò, heo, gà thì dê ít bệnh tật rất dễ nuôi và "chắc ăn" hơn nhiều. Vốn đầu tư vào nghề nuôi dê lại thấp vì dê là con vật rất phàm ăn. Hiện nay nguồn thức ăn cho dê rất phong phú từ nguồn thức ăn tự nhiên như nhiều loại lá cây cỏ ngoài đồng, rau cỏ, củ các loại, hay các phế phẩm vỏ trái cây, bã chuối, bã đậu nành . . . thải ra từ các xí nghiệp chế biến thực phẩm đều có thể tận dụng cho dê ăn được.

Thấy nhà ông Tư Là nuôi dê "phất" lên như diều gặp gió, tiếng lành đồn xa nhiều khách hàng từ các tỉnh bắt đầu tìm đến tham quan và gạ mua dê giống về nuôi. Nhất là vào thời điểm này nhiều bà con trong tỉnh cũng như quanh vùng do "dính" phải đợt dịch cúm gia cầm đã bị trắng tay, nhưng nghe người ta đồn nhà ông "vua dê cỏ" Tư Là đang rất thành công với mô hình nuôi dê khiến mọi người cũng háo hức. Họ bắt đầu "đổ" về nhà ông đòi mua dê giống về nuôi thử. Do quá nhiều người tìm đến nhà hỏi mua dê giống không đủ cung cấp, nhiều khách hàng còn ép bán luôn cả dê giống bố mẹ khiến ông Tư Là cô lúc cũng phải loay hoay giải thích và hẹn bán dê giống theo những tờ đặt hàng. Trước nhu cầu cần dê giống trong vài năm gần đây ngày một tăng, gia đình ông Là bắt đầu mở rộng qui mô chăn nuôi.

Tự nghiên cứu, cập nhật bổ sung kỹ thuật chăm sóc đàn dê giống và kết hợp với những kinh nghiệm riêng để tăng năng suất và chất lượng đàn giống. Ngoài ra, "vua dê cỏ" Tư Là cũng đã tự nguyện giúp cho nhiều bà con chòm xóm quanh xã, ấp trở lại nghề nuôi dê như nhà mình. Bằng cách vừa giúp con giống, kỹ thuật và vốn (không tính lãi suất) để bà con về dựng chuồng trại nuôi dê.

Nay không ít các hộ dân ở tỉnh Tiền Giang nhờ sự giúp đỡ tận tình đó đã nuôi thành công và bắt đầu cung cấp được con giống ra thị trường. Không những thế, tấm lòng của "vua dê cỏ" Tư Là còn được bà con ghi nhận bởi những đóng góp không nhỏ vào việc xây dựng các công trình công cộng nông thôn điển hình như con đường làng bê tông hóa để giúp bà con đi lại thuận tiện sạch sẽ.

Nguồn tin: Minh Sáng (Báo nông nghiệp)


° Các tin khác
• Nuôi lợn trên vùng sơn cước
• Chuyện "Dân cày đường nhựa" nuôi heo
• Vua Vịt
• “Vua gà” ở Tuy Phước
• Người chăn nuôi giỏi ở thị trấn Lâm Thao
• Bắc Ninh: Nguy cơ từ những đàn gia cầm bị bỏ đói
• Ông chi hội trưởng đa tài
• Những triệu phú trên đất trung du
• Người nuôi đà điểu đầu tiên ở Bắc Ninh
• Nghề nuôi ngựa… đẻ
• "Vua Gà" đất Bắc
• “Vua bò úc”
• Vươn lên từ mô hình trang trại
• Anh "Hùng điều"
• Đổi lục bình, bẹ chuối lấy... ngoại tệ
• Làm giàu từ nấm và cá
• Trang trại
• Vua gà Tám Lợi
• Thoát nghèo nhờ... nhủi cua
• Làm giàu nhờ chăn nuôi
• Người đầu tiên đưa tre Bát Độ về Quảng Ninh
• Phú Thọ: Người thanh niên xứ đạo tìm nghề làm giàu
• Bắc Ninh: Nông dân Yên Phong xây dựng nhiều mô hình kinh tế hiệu quả cao
• Chủ nhân của 300 con heo siêu nạc
• Anh Nam làm giàu từ chăn nuôi gia súc
• Người "bắt cát nhả vàng"
• Cây cảnh trị giá bạc tỉ...
• K'Cân giúp bà con thoát nghèo
• Làm giàu từ cây lục bình
• Người chuyên canh giống điều cao sản

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb