Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Nông dân thành đạt

Ông chi hội trưởng đa tài

Với mô hình VAC, năm 2004, gia đình ông Trần Tiến Đạt, thôn Đỗ Xá (thị trấn Yên Mỹ, Hưng Yên) đã thu về 360 triệu đồng, số lãi là 76 triệu. Ông Đạt ước tính: năm nay tiền lãi sẽ lên tới hơn 100 triệu…

Khi chúng tôi đến thăm khu "gia trại", ông Đạt vừa xuất chuồng 30 con lợn thịt. Vừa lau rửa chuồng chuẩn bị đón lứa lợn mới, ông Đạt vừa kể: "Hiện khu chuồng nuôi lợn của gia đình tôi rộng 3.000m2, có 22 con nái giống và trên 100 lợn thiến.

Ngoài ra còn ao cá và vườn rau, cây ăn quả rộng 2.500m2, năm nay mới bắt đầu cho thu hoạch rộ...". Mời khách vào nhà thưởng thức những múi cam đầu mùa, ông bộc bạch: Năm nay là năm thứ hai tôi thu lãi lớn từ mảnh đất này, mọi hứa hẹn còn đang ở phía trước...".

Bỏ buôn bán về làm trang trại

Để có được gia trại này, chặng đường mà ông Đạt đã qua quá là gian nan. Nhìn mảnh đất mới màu mữ, khó mà hình dung được cách đây 3 năm nó là vùng đồng lầy quanh năm úng nước. Ông Đạt nhớ lại: "Thời trẻ, tôi hết đi công nhân lại đi bộ đội. Năm 1981, trở về với cái ba lô cóc và cái quạt máy cà tàng, tôi bắt đầu đi tìm lời giải cho bài toán làm giàu. Tôi nghe ông bà nói "phi thương bất phú", thế là lăn lộn đi buôn bán, sản xuất bánh kẹo thủ công... Cuối cùng vẫn như... dã tràng xe cát, giàu có rồi lại trắng tay, đến mức phải dắt díu vợ con đi ở thuê. Nheo nhóc, long đong, dù rất chịu thương chịu khó nhưng đã có lúc vợ tôi phải than: "Sống với ông vất vả quá...". Tuy vậy, khổ bao nhiêu cũng chịu, vợ chồng tôi chưa bao giờ lớn tiếng với nhau...".

Năm 2002, tỉnh Hưng Yên chủ trương "dồn thửa đổi ruộng" để đẩy mạnh CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn, ông Đạt nói với vợ: "Mình là nông dân, bắt đầu từ đất, việc buôn bán không giỏi, nên trở về với đất là hơn...". Nghĩ là làm. Vợ chồng dốc hết vốn và vay thêm để nhận đấu thầu và cải tạo 3.000m2 đất ngập úng ven sông thành trại VAC. Riêng tiền thuê đào đất đắp nền trại đã hết 12 triệu, công vợ công chồng bao nhiêu không nhớ hết...

Năm 2003, một trận lụt đã cuốn đi cả hoa màu và ao cả mới ươm. Ông vẫn kiên trì bám đất, như thể đất là cái đích của hành trình tìm lời giải của Ông. Năm 2004, vườn cam bắt đầu cho quả ngọt, đàn lợn nuôi quy mô công nghiệp bắt đầu lên đến 50 rồi 100 con lợn thịt... Lần đầu tiên, ông có được cảm giác cầm hàng trâm triệu đồng chắc chăn trong tay.

Học "nghề" quản lý chủ động liên kết…

Giờ đây, ông Đạt được những người chăn nuôi ở thị trấn Yên Mỹ bàu làm chi hội trưởng chăn nuôi. Hàng tuần, hội viên thường đến nhà ông hoặc nhà các thành viên trong chi hội để trao đổi kinh nghiệm chữa bệnh cho lợn, cập nhật kỹ thuật nuôi lợn, thông tin thị trường... Qua nhữg hoạt động này, ông học thêm được cách quản lý kinh tế hộ. "Trước đây, ai đến thăm trại cũng dẫn vào, nay thì tuỳ từng giai đoạn, mình phải chú ý tiệt trùng, giữ vệ sinh chuồng trại để tránh lây bệnh cho lợn. Trước mình chẳng dùng sổ sách gì, nay học được cách "vào sổ" các khoản thu chi để theo dõi, tính toán lỗ lãi, từ đó quyết định thuê nhân công, ưu tiên nuôi lợn nái hay lợn thịt theo từng thời điểm..." - ông nói.

Với tư cách chi hội trưởng chăn nuôi, ông Đạt cũng chủ động "liên kết bốn nhà" theo cách riêng của mình: Liên hệ với Công ty Thức ăn gia súc Hồng Hà để mua cả chuyến xe thức ăn gia súc cho mình và các hội viên. Công ty Hồng Hà đồng ý bán với giá thấp hơn đại lý, thậm chí cho trả chậm và chở đến tận đầu làng. Còn "đầu ra" sản phẩm, ngoài một số thành viên kiêm luôn giết mổ lợn, ông còn liên hệ với các lò mổ ở Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương... Đến nay, đa có 4 lò mổ thường xuyên lấy hàng ổn định của ông và các thành viên trong chi hội...

Tiễn khách ra về, người nông dân cao gầy tuổi 52 ấy vẫn còn trăn trở với những dự định mới: "Tương lai, tôi sẽ tăng đàn lợn nái từ 35 con trở lên. Nuôi công nghiệp mà làm quy mô nhỏ không ăn thua, thậm chí lỗ. Nhưng vấn đề khó nhất của anh em chúng tôi bây giờ là vốn. Các chương trình cho hộ gia đình vay vốn hiện nay chưa đủ đáp ứng nhu cầu chăn nuôi công nghiệp. Hiện giá một con nái giống là 4 triệu đồng, mỗi hộ chăn nuôi như tôi cần ít nhất 30-50 triệu... Nếu chưa vay được đành lấy ngắn nuôi dài vậy" - ông Đạt tâm sự.

Theo Mai Hiên - Hoàng Sơn (Báo Nông thôn)


° Các tin khác
• Những triệu phú trên đất trung du
• Người nuôi đà điểu đầu tiên ở Bắc Ninh
• Nghề nuôi ngựa… đẻ
• "Vua Gà" đất Bắc
• “Vua bò úc”
• Vươn lên từ mô hình trang trại
• Anh "Hùng điều"
• Đổi lục bình, bẹ chuối lấy... ngoại tệ
• Làm giàu từ nấm và cá
• Trang trại
• Vua gà Tám Lợi
• Thoát nghèo nhờ... nhủi cua
• Làm giàu nhờ chăn nuôi
• Người đầu tiên đưa tre Bát Độ về Quảng Ninh
• Phú Thọ: Người thanh niên xứ đạo tìm nghề làm giàu
• Bắc Ninh: Nông dân Yên Phong xây dựng nhiều mô hình kinh tế hiệu quả cao
• Chủ nhân của 300 con heo siêu nạc
• Anh Nam làm giàu từ chăn nuôi gia súc
• Người "bắt cát nhả vàng"
• Cây cảnh trị giá bạc tỉ...
• K'Cân giúp bà con thoát nghèo
• Làm giàu từ cây lục bình
• Người chuyên canh giống điều cao sản
• Người đặt tên cho cây lan Việt Nam
• Vua bưởi Năm Roi
• Vua cay giống
• Tỉ phú làng mộc
• Giàu thêm từ trồng dứa
• Làm giàu nhờ trồng khoai lang
• Cây sầu riêng trên đất bazan

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb