Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Nông dân thành đạt

Tỉ phú nuôi trăn

Ở TP Hồ Chí Minh, trại nuôi trăn của ông được người trong giới xem là số 1. Trăn bệnh, cần chữa trị hay sản phẩm da trăn của các chủ trại khác không tiêu thụ được… chỉ cần gặp ông là xong. Hơn 20 năm gắn bó với nghề, tên tuổi của tỉ phú nuôi trăn Lê Văn Hiền đã lan rộng khắp nơi trong cả nước.

Chủ trại trăn Lê Văn Hiền trạc ngoài 40 tuổi, thân hình to lớn, giọng nói oang oang. Gặng hỏi nhiều lần, ông mới hé lộ chút đời tư của mình: "Tôi gắn bó với con trăn từ những năm 1980. Lúc đó, tôi đi thu gom trăn từ các hộ rồi bán lại cho lực lượng thanh niên xung phong để kiếm lời. Nhiều người thấy trăn là sợ, nhưng đối với tôi đó lại là con vật thân thiết. Từ công việc bán trăn dạo trước đó, tôi tích lũy kinh nghiệm, tích lũy luôn vốn liếng rồi lập một trại nuôi trăn.

Những năm đó, phong trào nuôi trăn để xuất khẩu sang Trung Quốc nở rộ khắp cả nước, nhất là khu vực ĐBSCL. Thế nhưng, đầu ra lại hoàn toàn lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc nên khi biến động, giá trăn con từ 100.000-120.000 đồng đã tụt xuống chỉ còn... 2.000 đồng. Nhiều chủ trại trăn không biết làm cách nào đành phải mang thả vào rừng. Thời điểm đó, nhiều người nuôi trăn bị sạt nghiệp". Ông bồi hồi nhớ lại: "Tôi cũng lao đao vì con trăn trong thời điểm đó. Trăn dễ nuôi, nhưng lại hay bệnh: bệnh đàm, bệnh sổ mũi và bị đẹn (lở miệng)... Nỗi lo lớn nhất là không có cách gì chữa được, mỗi người một cách nhưng cuối cùng trăn vẫn chết hàng loạt".

Năm 2000, trên 300 con trăn của ông Hiền bỗng dưng lăn đùng ra chết vì sổ mũi, lở miệng. Không nản lòng, ông quyết tâm tìm ra cách chữa bệnh. Ông kể: "Lúc đó, cách chữa truyền thống là chích thuốc trực tiếp vào da, hậu quả là da trăn khi lột ra bị lủng nhiều chỗ. Thế là tôi tự nghĩ ra cách mới và đem thí nghiệm trên con trăn to nhất: dùng xi-lanh bơm thuốc vào miệng. Kết quả rất tốt". Ông hồ hởi: "Bây giờ thì nuôi bao nhiêu cũng không thành vấn đề, vì có thuốc rồi".

Trong trại trăn của ông Hiền, trăn nằm quấn với nhau từng lớp, từng lớp, con to nhất gần 70 kg, con nhỏ thì nhiều vô kể. Dẫn chúng tôi tham quan một vòng trại trăn, ông Lê Văn Hiền nói: "Hiện trại trăn của tôi đã lên đến 1.200 con, trong đó có 600 con đang trong thời kỳ sinh sản, mỗi mùa có thể cho ra đời từ 10.000 - 15.000 trăn con". Đã tìm ra cách trị bệnh mới cho trăn, ông càng nổi tiếng nhờ đã trực tiếp tìm ra thị trường xuất khẩu mới, giá trị kinh tế cao. Chỉ trong ba tháng 9, 10 và 11 năm 2004, ông đã thu về hơn 350.000 USD từ việc xuất khẩu trực tiếp da trăn sang Ý. "Trong năm qua, một số khách hàng Ý đã đến tận trại của tôi để tham quan, nhiều người không ngần ngại đặt cọc tiền trước để giữ hàng" - ông khoe. Trong căn nhà cao tầng của ông có một căn phòng rộng rất sạch sẽ. "Đây sẽ là nơi tôi cho trăn sinh nở. Trong năm nay, tôi sẽ mở thêm một trại nuôi mới trên diện tích 2.000 m2 tại Bình Chánh, lúc đó đàn trăn sẽ tăng gấp nhiều lần và lượng da xuất khẩu cũng nhiều hơn".

Hiện nay, nghề nuôi trăn đang hồi phục. Riêng địa bàn TP.HCM, có trên 12 trại nuôi có quy mô tương đối lớn. Giá bán trăn con cũng đã trở lại thời "hoàng kim": 100.000 đồng/con, giá xuất khẩu da từ 6 -15 USD/m, tùy khổ. Đầu ra cho trăn cũng "rộng" hơn, không bó hẹp thị trường Trung Quốc như trước đây. Trong khi đó, nhiều người nuôi trăn cho biết chỉ cần giá trăn ở mức 50.000-80.000 đồng/kg là đã có lời. Thế nhưng, theo ông Hiền thì: "Đầu ra vẫn là nỗi lo lớn nhất.

Hiện nay người nuôi vẫn tự đi tìm nơi tiêu thụ". Ông trầm ngâm: "Những người nuôi trăn mà trăn bệnh không chữa được, tôi sẵn sàng cho thuốc và chữa giúp. Làm giàu cho dân mình thì tốt, nhưng chỉ e thị trường còn hạn hẹp...". Nhưng ông quả quyết: "Năm nay, tôi sẽ sang Ý tìm khách hàng. Sau này tôi sẽ chuyển dần sang khâu tiêu thụ, chỉ chuyên xuất khẩu sản phẩm, lo đầu ra cho người nuôi trăn". Trên khuôn mặt ông toát lên vẻ tự tin.

Theo Gia Dũng (Nông nghiệp – Nông thôn Việt Nam)


° Các tin khác
• Ông chủ trang trại hoa
• Vương quốc ba ba
• Được mùa cá mú, cá hồng
• Có gan làm ...giàu
• Ruộng trũng trăm triệu
• Một người nông dân giúp Quảng Nam "nhân bản" trầm hương
• Toàn Sáng: Chủ mới của chợ đấu giá thủy sản
• Người phụ nữ xứ Mường làm kinh tế giỏi
• Những điều kì diệu đến từ cây nấm
• Trở thành tỷ phú từ... 15.000 đồng
• Tỷ phú... ngao
• Chuyện về chàng trai bén duyên với... tằm
• Một vụ tôm thu lãi 3,2 tỷ đồng
• Nuôi nhím, nghề dễ làm giàu
• Trở thành triệu phú từ nghề ương cá bột
• Chàng trai làm giàu nhờ nuôi lợn
• Ốc hương lên...
• Anh đoàn viên... 50 triệu
• Cho cá rô đồng sinh sản nhân tạo
• Vương quốc cây giống, hoa kiểng
• Hai lúa thành tỉ phú nhờ Website
• Trang trại...Trầm Hương
• Thu tiền tỉ từ dâu tây, xà lách
• Người khiến bưởi ra trái trong thân
• Trồng nho hiệu quả cao nhờ công nghệ cao
• Vua ba ba Hai Vân
• “Triệu phú cam sành”
• Làm giàu từ dế
• Vua dưa hấu ở vùng đất Ngọc Châu
• Tỉ phú

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb