Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Nông dân thành đạt

Toàn Sáng: Chủ mới của chợ đấu giá thủy sản

Trong tuần tới, 12 nông dân nuôi tôm quy mô lớn ở huyện Cần Giờ và các nhà chế biến thủy sản sẽ được tổ chức đi tham quan các chợ đấu giá thủy sản ở Thái Lan để học hỏi cách làm

Ngày 15-11, nông dân Nguyễn Văn Sáng, xã Tam Thôn Hiệp, huyện Cần Giờ - TPHCM, đến tham dự phiên giao dịch thủy sản tại Trung tâm Giao dịch thủy sản (TTGDTS) Cần Giờ, do Công ty Cholimex tổ chức. Lưỡng lự một lúc, anh nhờ người quen đến bàn ban tổ chức xin phiếu đăng ký để bán 4 tấn tôm. Tất cả các thông tin ban tổ chức yêu cầu ghi rõ vào phiếu đăng ký như: mật độ nuôi, giá bán, diện tích, thức ăn... anh cũng chẳng buồn quan tâm mà nhờ người bên cạnh làm hộ. Khi cầm phiếu đăng ký đến nộp, anh thở dài: “Thôi kệ, cứ đăng ký cho có tụ!”.

Gượng gạo

Đây là phiên giao dịch lần thứ 70 do TTGDTS Cần Giờ tổ chức sau hơn 1 năm đóng cửa vì hoạt động không hiệu quả. Sau khi báo chí lên tiếng về sự lãng phí và vắng vẻ của trung tâm này (Báo NLĐ cũng đã có bài phản ánh: TTGDTS Cần Giờ hơn 2 tỉ đồng xây xong phơi nắng), Công ty Cholimex (đơn vị chủ đầu tư) cho tiến hành khôi phục lại các phiên giao dịch, nhưng cũng diễn ra một cách buồn tẻ và... gượng gạo. Không riêng gì nông dân Nguyễn Văn Sáng, mà hơn 50 nông dân nuôi tôm tham dự cũng trong tâm trạng... “không hy vọng gì bán được sản phẩm!”.

Ngay từ đầu, ban tổ chức đưa ra giá sàn thu mua của các doanh nghiệp (DN) từ 65.000-75.000 đồng/kg cho tôm nguyên liệu (tôm chết) và từ 75.000-85.000 đồng/kg cho tôm thở ôxy (tôm sống). Trong khi giá chào bán của nông dân đưa từ 80.000-90.000 đồng/kg. Cuối phiên giao dịch, trong tổng số 9 DN chế biến thủy sản xuất khẩu có tham dự không ai đăng ký mua, chỉ có 2 thương lái mua khoảng 6 tấn. Trước khi ra về, một nông dân buộc miệng: “Chơi với thương lái cho chắc ăn. Tiền trao cháo múc ngay tại ao!”.

Ngoài yếu tố không gặp nhau về giá, cách mua bán “chay” cũng tạo tâm lý e dè giữa nông dân với các nhà chế biến. Bởi sự mua bán giữa hai bên mới chỉ dừng lại ở việc thỏa thuận về giá, còn tôm vẫn đang nằm... dưới ao. Theo ông Đoàn Thu, Phó Chủ tịch UBND huyện Cần Giờ, nếu 1-2 ngày sau mới giao hàng, khi đó giá thị trường có biến động, sự thỏa thuận của hai bên khó có thể bảo đảm. Nếu giá lên, nông dân chưa chắc gì bán cho DN, còn giá xuống liệu DN có thu mua cho người nuôi theo giá thỏa thuận? Chưa kể kích cỡ tôm cũng sẽ thay đổi không đúng như những gì người bán kê khai, “bởi khi còn ở dưới nước, ai biết chính xác được kích cỡ tôm là bao nhiêu!” - ông Thu nói.

Tư nhân vào cuộc

“Để TTGDTS Cần Giờ thật sự là nơi tiêu thụ sản phẩm cho nông dân, TPHCM phải mạnh dạn thay đổi cách làm, nên giao cho tư nhân vào cuộc, chứ làm lềnh bềnh như thời gian vừa qua sẽ không hiệu quả” - đó là nhận định của một quan chức thuộc Hiệp hội Thủy sản VN. Theo kế hoạch của Sở NN-PTNT TPHCM, đầu tháng 12 này, các phiên giao dịch thủy sản hằng tuần tại TTGDTS Cần Giờ sẽ được thay thế bằng chợ đấu giá thủy sản trực tiếp, hoạt động 24/24 giờ.

Trong đó từ 18 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau, nơi đây sẽ diễn ra các phiên đấu giá tôm giữa các DN. Người nuôi trực tiếp mang tôm đến, sau đó ban quản lý sẽ tổ chức cho DN đấu giá, đến cuối buổi nếu nông dân không bán được tôm thì ban quản lý chợ sẽ thu mua toàn bộ theo giá sàn được niêm yết từ đầu, hoặc nông dân có thể gởi vào kho lạnh của chợ để tiếp tục đấu giá ngày hôm sau. Thời gian ban ngày, nơi đây cũng sẽ là điểm giao dịch mua bán các mặt hàng thủy sản khác như cá, nghêu, muối...

Ông Lê Thanh Liêm, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT TPHCM, cho biết: Chợ đấu giá thủy sản này sẽ được giao cho DN tư nhân là Công ty TNHH Thương mại Toàn Sáng (TSF) đảm nhiệm, theo mô hình chợ đấu giá của các nước trong khu vực. Chủ đầu tư cũ là DN Nhà nước Cholimex chỉ đóng vai trò là nhà cung cấp các dịch vụ liên quan. Đầu tuần tới, UBND huyện cần Giờ và TSF sẽ tổ chức cho khoảng 12 người nuôi tôm quy mô lớn và các DN chế biến đi tham quan các chợ đấu giá thủy sản ở Thái Lan. “Chúng tôi muốn họ tận mắt nhìn thấy cách tổ chức chuyên nghiệp của chợ đấu giá thủy sản nước ngoài để học hỏi. Sau đó đầu tháng 12 này chợ sẽ đi vào hoạt động. Hiện nay chúng tôi đã sẵn sàng, trong đó đã liên kết được với ngân hàng để chở tiền đến mỗi ngày giao ngay cho người nuôi tôm khi bán được hàng” - ông Trần Ngọc Biểng, Giám đốc TSF, cho biết.

Nguồn tin: Gia Hy (www.vietlinh.com.vn)

 


 


° Các tin khác
• Người phụ nữ xứ Mường làm kinh tế giỏi
• Những điều kì diệu đến từ cây nấm
• Trở thành tỷ phú từ... 15.000 đồng
• Tỷ phú... ngao
• Chuyện về chàng trai bén duyên với... tằm
• Một vụ tôm thu lãi 3,2 tỷ đồng
• Nuôi nhím, nghề dễ làm giàu
• Trở thành triệu phú từ nghề ương cá bột
• Chàng trai làm giàu nhờ nuôi lợn
• Ốc hương lên...
• Anh đoàn viên... 50 triệu
• Cho cá rô đồng sinh sản nhân tạo
• Vương quốc cây giống, hoa kiểng
• Hai lúa thành tỉ phú nhờ Website
• Trang trại...Trầm Hương
• Thu tiền tỉ từ dâu tây, xà lách
• Người khiến bưởi ra trái trong thân
• Trồng nho hiệu quả cao nhờ công nghệ cao
• Vua ba ba Hai Vân
• “Triệu phú cam sành”
• Làm giàu từ dế
• Vua dưa hấu ở vùng đất Ngọc Châu
• Tỉ phú
• Anh "Hùng điều"
• "AM" - sứ giả của Arum Đà Lạt !
• Đổi lục bình, bẹ chuối lấy... ngoại tệ.
• Vua lộc vừng.
• Tỷ phú măng cụt Cầu Kè
• Trở thành tỷ phú từ xuất khẩu mơ muối.
• Tỉ phú làng nem

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb